0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý các đề tài, dự án KH&CN; bố trí nhân lực KH&CN và lựa chọn

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 40 -40 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Quản lý các đề tài, dự án KH&CN; bố trí nhân lực KH&CN và lựa chọn

người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN

* Quản lý các đề tài, dự án KH&CN: Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn

của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 29/7/2008, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND về “Quy định quản lý và thực hiện việc tuyển chọn, xét chọn, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh”, Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND về “Quy định quản lý và thực hiện việc tuyển chọn, xét chọn, triển khai, nghiệm thu và ứng dụng đề tài KHXH&NV cấp tỉnh” và ngày 10/6/2010 ban hành Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND về “Quy chế Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Nội dung chính đề cập trong các quyết định này có thể tóm tắt như sau:

- Các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được hình thành: (i) Do UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương; (ii) Do các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo phối hợp thực hiện để giải quyết vấn đề chung của cả nước, của vùng và khu vực; (iii) Do các tổ chức và cá nhân (các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, doanh nghiệp, các nhà khoa học độc lập) đề xuất.

- Sở KH&CN là đầu mối quản lý nhiệm vụ KH&CN ở địa phương có trách nhiệm: (i) Hướng dẫn tổ chức và cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN hàng năm, 5 năm; thành lập và tổ chức hoạt động của các Tiểu ban tư vấn chuyên

42

ngành xét chọn nhiệm vụ KH&CN; tuyển chọn tổ chức hoặc cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo thực hiện; (ii) Tổng hợp kết quả tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN tại các Tiểu ban và tại cuộc họp của Hội đồng KH&CN tỉnh, xây dựng Kế hoạch KH&CN hàng năm, 5 năm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt; (iii) Phê duyệt chủ nhiệm đề tài, dự án, chương trình theo phân cấp của UBND tỉnh; (iv) Cấp kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN theo tiến độ thực hiện; phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có liên quan kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, thanh quyết toán tài chính với các chủ nhiệm đề tài, dự án, chương trình; (v) Tổ chức nghiệm thu, tổng kết, công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã tổ chức nhân rộng kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã có trách đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh trong lĩnh vực được phân cấp quản lý; đề xuất với UBND tỉnh những nhiệm vụ KH&CN cần tuyển chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ quản lý việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; tổ chức nhân rộng kết quả nghiên cứu, triển khai, thử nghiệm sau kết luận của Hội nghị tổng kết hoặc Hội đồng nghiệm thu.

- Các cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: (i) Chỉ đạo việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và thông qua Hội đồng KH&CN cùng cấp trước khi đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ; (ii) Tổ chức triển khai áp dụng kết quả đề tài vào sản xuất và đời sống sau khi đề tài được nghiệm thu; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Sở Khoa học và Công nghệ.

* Quy trình tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN được áp dụng như sau:

43

- Đối với nhiệm vụ KH&CN hình thành theo đề xuất của các tổ chức và cá nhân: (i) Tổ chức hoặc cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN được đưa vào Kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm sẽ được ưu tiên lựa chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN đó; (ii) Không giao nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức, cá nhân không đủ khả năng thực hiện; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ các nội dung công việc đã được phê duyệt mà không có lý do chính đáng, quyết toán và nộp kinh phí thu hồi của các nhiệm vụ KH&CN được giao năm trước không đúng quy định; (iii) Các tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được phép giao cho các tổ chức và cá nhân khác có đủ điều kiện về trang thiết bị, nhân lực, kinh nghiệm… tiến hành một phần công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt.

- Đối với nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh hoặc các bộ, ngành trung ương trực tiếp chỉ đạo thực hiện: (i) Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN do UBND tỉnh chỉ đạo; (ii) Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có tính chất đặc biệt quan trọng hoặc có độ bảo mật cao sẽ do UBND tỉnh tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện theo phương thức riêng; (iii) Ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Ban chủ nhiệm đề tài, dự án và chương trình KH&CN cấp tỉnh. Trường hợp đặc biệt sẽ do UBND tỉnh trực tiếp chỉ định Chủ nhiệm đề tài, dự án hoặc chương trình KH&CN.

* Bố trí nhân lực KH&CN tại tỉnh Bình Phước: Bố trí nhân lực là một

vấn đề hệ trọng trong công tác xây dựng, tổ chức dự án. Hiệu quả lao động của nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý và khoa học của cách phân bổ và bố trí nhân lực trong cơ quan, đơn vị. Chính sách bố trí, giao nhiệm vụ cho người lao động thể hiện khía cạnh biết dùng người của lãnh đạo, của tổ chức và của một quốc gia. Theo các quy định thể hiện trong các văn bản nhà nước, việc tuyển dụng phải dựa trên cơ sở nhu cầu, vị trí làm việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ của

44

ngạch công chức tuyển vào, nghĩa là việc bố trí cũng phải đảm bảo thích hợp giữa công việc và khả năng của người lao động.

“… Tỉnh còn thiếu đội ngũ trí thức có trình độ cao (những cán bộ khoa học-kỹ thuật có tầm cỡ, uy tín; những chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh, nghề nghiệp...). Lực lượng trí thức hiện có chưa được quy tụ, tập hợp tốt để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, thực hiện những hoạt động KH&CN ở mức cao, chuyên sâu. Lớp trí thức trẻ được đào tạo căn bản nhưng vẫn chưa tạo được sự đột phá, sức bật cho phát triển KH&CN và kinh tế-xã hội của tỉnh”[30; 4] Từ khi được tái lập đến nay, tỉnh chưa có một cuộc điều tra, khảo sát nào về thực trạng bố trí nhân lực KH&CN tham gia nghiên cứu khoa học trong các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến hoạt động KH&CN. Một số kết quả khảo sát sơ bộ về vấn đề này sẽ được tác giả đề cập ở Chương 3.

* Lựa chọn người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN: Bên cạnh các điều kiện về cơ chế chính sách, đãi ngộ cán bộ thì việc phân bổ các đề tài nghiên cứu khoa học tại các đơn vị nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh Bình Phước có ảnh hưởng đến việc bố trí hay lựa chọn người chủ trì các nhiệm vụ KH&CN. Kết quả điều tra, khảo sát sẽ được tác giả đề cập ở chương 3

Việc giao nhiệm vụ chủ trì chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học tuân thủ quy trình tuyển chọn đã nêu ở trên phần lớn dựa vào định hướng nghiên cứu của đơn vị nhưng việc chọn người chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đề tài, đề án, dự án) chủ yếu dựa vào uy tín và do quan hệ của chủ trì đề tài. Theo ông Nguyễn Ngọc Lai, Trưởng phòng Quản lý khoa học-Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước cho biết: “Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều đề tài khoa học mà người chủ trì ở vị trí hành chính, là cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Họ là lãnh đạo các đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN nên thời gian dành cho nghiên cứu khoa học rất thấp (khoảng 20% thời gian làm việc), thiếu chủ động sáng tạo, do vậy chất lượng nghiên cứu không cao”. Như vậy, việc coi

45

trọng người chủ trì có một chức trách xã hội trước khi nói đến vai trò và khả năng chuyên môn của họ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi các mục tiêu khoa học.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 40 -40 )

×