0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hiện trạng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 50 -50 )

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.3. Hiện trạng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án

* Các dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh: Từ năm 1997-2009, Sở Khoa

học và Công nghệ đã phối hợp thực hiện được 129 đề tài, dự án, chương trình KH&CN trên địa bàn tỉnh theo tỷ lệ như sau: Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư

52

nghiệp: 57 đề tài, chiếm 44,19%; Lĩnh vực Công - Thương: 9 đề tài, chiếm 6,98%; Lĩnh vực KHXH&NV: 21 đề tài, chiếm 16,28%; Lĩnh vực Điều tra cơ bản và môi trường: 18 đề tài, chiếm 13,95%; Lĩnh vực Y tế - Giáo dục: 14 đề tài, chiếm 10,85% và các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật: 10 chương trình, chiếm 7,75% 44,19 6,98 16,28 13,95 10,85 7,75 Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp Lĩnh vực Công - Thương Lĩnh vực KHXH&NV Lĩnh vực Điều tra cơ bản và môi trường

Lĩnh vực Y tế - Giáo dục Các chương trình chuyển giao KHKT

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước)

Phần lớn các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh sau khi nghiệm thu đều được ứng dụng vào thực tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng các chương trình, dự án chuyển giao khoa học-kỹ thuật như: Xây dựng các hệ thống lọc nước tinh khiết cho các trường học; Chuyển giao và lai tạo giống bò Laisind ở xã, bò giống hướng sản xuất thịt năng suất cao; Xây dựng các trạm điện sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, các chiến sĩ Đồn biên phòng 803, 779 giáp biên giới Camphuchia; Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, thí nghiệm ở trường học… Trong khuôn khổ của Luận văn không thể liệt kê hết, chỉ xin nêu một số nghiên cứu, ứng dụng KH&CN điển hình trên cây Điều (còn có tên khác là Đào lộn hột, tên khoa học là Anacardium Occidentalo)

53

góp phần làm cho tỉnh Bình Phước trở thành địa phương có diện tích cũng như sản lượng Điều lớn nhất cả nước.

Bình Phước là tỉnh có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm là 323.057 ha (năm 2009), chiếm 83,73% tổng diện tích các loại cây trồng toàn tỉnh. Trong đó cây Điều chiếm 156.054 ha, là cây có diện tích trồng lớn nhất, vượt cả cao su (diện tích 144.024 ha) là cây có thế mạnh trước đây của tỉnh. Sự gia tăng về diện tích là do cây Điều dễ trồng, mức đầu tư thấp, dễ chăm sóc, năng suất đạt khá, giá cả tương đối ổn định và đầu ra được đảm bảo. Người dân nghèo, trình độ hạn chế và cả đồng bào dân tộc chỉ cần có đất là có thể trồng được. Tuy nhiên quỹ đất của tỉnh có hạn và ngày càng thu hẹp, vì thế việc tăng năng suất là vấn đề bức xúc đặt ra. Đáp ứng yêu cầu đó, trong những năm qua, Sở KH&CN tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông và các Trạm khuyến nông trong tỉnh tiến hành nghiên cứu thành công các đề tài: Điều tra, tuyển chọn và nhân nhanh một số giống Điều; Điều tra thành phần sâu bệnh hại - nghiên cứu biện pháp phòng trừ một số loài sâu bệnh hại chính trên cây Điều và đề xuất những biện pháp phòng trừ thích hợp; Nghiên cứu ứng dụng chất sinh trưởng GA3 tăng năng suất cây Điều; Nghiên cứu sử dụng gỗ Điều sản xuất ra ván ghép thanh và ván dămXây dựng mô hình máy bóc vỏ lụa hạt Điều bằng khí nén công suất 100 kg/giờ.

Sau nghiên cứu đã tiến hành chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất Điều dưới nhiều hình thức: Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật cơ bản cho nông dân, hội thảo đầu bờ, chuyển giao giống tốt, kỹ thuật canh tác tiến bộ và xây dựng các mô hình trình diễn trong dân. Đến nay, công tác tập huấn kỹ thuật canh tác cây Điều cho nông dân đã được triển khai ở hầu hết các xã trong tỉnh. Những biện pháp kỹ thuật trên đã giúp đưa năng suất bình quân của cây Điều ở tỉnh Bình Phước từ 0,4 tấn/ha đến nay đã tăng lên đến 1,3 tấn/ha, có nơi như ở Phước Long từ 1,8-2,3 tấn/ha. Việc phát triển mạnh cây Điều và thị trường khá

54

ổn định trong những năm qua đã thúc đẩy công nghệ chế biến hạt điều phát triển, góp phần tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động ở các xí nghiệp. Cùng với những thành tựu về KH&CN trong sản xuất, công nghệ chế biến hạt Điều ngày càng hiện đại, khẳng định được thương hiệu hạt Điều của tỉnh Bình Phước.

Bài học thành công được rút ra ở đây là giải quyết tốt mối quan hệ 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Khoa học và công nghệ gắn kết chặt chẽ với sản xuất, gắn sản phẩm với chế biến và thị trường tiêu thụ, biết hướng vào khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bước phát triển này đã làm thay đổi rõ nét diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

* Đầu tư kinh phí sự nghiệp KH&CN

Chỉ tính các đề tài, dự án, chương trình nội bộ của tỉnh thì từ năm 1997- 2009, kinh phí này liên tục tăng lên, từ 2.035,8 triệu đồng vào năm 2000 tăng lên 5.268,0 triệu đồng vào năm 2005 và 6.795,0 triệu đồng vào năm 2009. Trong đó ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp có kinh phí đầu tư sự nghiệp KH&CN nội bộ của tỉnh nhiều nhất.

55 37% 7% 13% 13% 20% 10%

Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công - Thương

KHXH và nhân văn Điều tra cơ bản và môi trường Y tế - Giáo dục Chương trình chuyển giao KHKT

Biểu đồ 2.6: T lệ gi a kinh phí đầu tư sự nghiệp KH&CN và các nguồn khác từ 2001-2009

Biểu đồ 2.7: Kinh phí đầu tư sự nghiệp KH&CN cho các chương trình chuyển giao (1997- 2009) 59 57 44 38 59 40 52 39 54 41 43 56 62 41 60 48 61 46 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T l ệ % k inh p h s ự nghi ệ p K H -CN

Đề tài, dự án, chương trình nội bộ của tỉnh Các nguồn khác

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm K in h p h í (tr iệ u đ n g )

Nếu tính đến các nguồn khác thì đầu tư kinh phí cho hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh không chỉ có nguồn vốn ngân sách sự nghiệp KH&CN của tỉnh mà còn có các nguồn kinh phí khác như: Trung ương đầu tư tại tỉnh, các doanh nghiệp tự đầu tư. Tính thêm các nguồn khác, tổng kinh phí đầu tư sự nghiệp

56

KH&CN trên địa bàn tỉnh năm 2009 khoảng 11,53 tỷ đồng. Tính tích lũy từ năm 2001 – 2009 khoảng 67,09 tỷ đồng.

Bảng 2.8: Đầu tư kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ

Năm So với tổng chi ngân sách tỉnh So với tổng giá trị sản phẩm

2001 0,67 0,18

2005 0,60 0,15

2007 0,34 0,07

2008 0,28 0,05

2009 0,37 0,08

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước)

* Các dự án NT-MN do Trung ương hỗ trợ triển khai tại Bình Phước

Được tái lập năm 1997 với xuất phát điểm rất thấp, 41 dân tộc ít người chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém, ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với trình độ canh tác lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi kém chất lượng, năng suất thấp nên tỉnh Bình Phước được Bộ KH&CN, Văn phòng Chương trình nông thôn-miền núi hỗ trợ ứng dụng triển khai nhiều dự án nông thôn-miền núi.

- Giai đoạn 1997-2010 có 07 dự án: (1) Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn-miền núi tại cụm xã Đakia - Bình Thắng, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước; (2) Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng nông thôn-miền núi tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; (3) Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn-miền núi tại xã Tân Tiến, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước; (4) Xây dựng mô hình công nghệ sản xuất, chế biến gỗ điều tại Bình Phước; (5) Xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN để phát triển ngành nuôi ong mật theo hướng sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Phước; (6) Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu tại tỉnh Bình Phước và (7) Xây

57

dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật chức năng từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Bình Phước.

Các dự án 6 và 7 đang tiếp tục triển khai.

- Giai đoạn 2011-201 có 05 dự án: (1) Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ bạc nano; (2) Xây dựng mô hình sản xuất gạch không nung bằng công nghệ Polymer vô cơ; (3) Xây dựng vườn ca cao đầu dòng, sản xuất giống cây cacao, xây dựng nhà máy sơ chế ủ hạt lên men ca cao và sản xuất phân vi sinh từ phế phẩm của nhà máy ủ ca cao xen điều theo quy hoạch phát triển ca cao của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 – 2015; (4) Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu chè và nhà máy chế biến trà Ô Long tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và (5) Xây dựng mô hình nhà máy sản xuất rượu Điều tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Biểu đồ 2.9: Phân bổ kinh phí dự án NT-MN qua các năm

0 200 400 600 800 1000 1200 Kinh phí (triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 1998 2000 2001 2005 2009 2010 Năm

Phân bổ kinh phí dự án NTMN qua các năm

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước)

* Hiệu quả các dự án mang lại

Trong khuôn khổ của Luận văn không thể nêu hết hiệu quả các dự án mang lại, tác giả chỉ đề cập đến hiệu qủa về phát triển nguồn nhân lực KH&CN (bao gồm thu hút nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển và duy trì

58

nguồn nhân lực) thông qua việc thực hiện các dự án tại tỉnh. Phương thức thu hút nhân lực chủ yếu là thành lập Ban chủ nhiệm dự án với thành phần là các chuyên gia của các Viện, Trường đại học (chủ yếu ờ phía Nam), các Trung tâm ứng dụng, chuyển giao ngành NN&PTNT, KH&CN... Các chuyên gia tham gia trực tiếp hướng dẫn xây dựng, thực hiện nội dung các trình diễn qua đào tạo, trực tiếp giám sát và chuyển giao công nghệ dự án cho nông dân.

Kết quả: Đã đào tạo nhiều kỹ thuật viên và cộng tác viên về chăn nuôi - thú y, gieo tinh nhân tạo trên bò; về kỹ thuật trồng cây tiêu, kỹ thuật thâm canh tổng hợp và kỹ thuật ghép Điều cao sản, cải tạo vườn Điều già; kỹ thuật về xẻ, tẩm, sấy Điều; kỹ thuật viên chăn nuôi, sơ chế và tinh lọc mật ong xuất khẩu… Tập huấn và cấp nhiều bộ tài liệu (trên 2529 trang giấy in) cho hàng ngàn lượt nông dân tham gia dự án. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khi dự án kết thúc.

Qua nghiên cứu, triển khai các dự án cho thấy: Việc lồng ghép dự án của Trung ương với dự án của tỉnh trên địa bàn đã mang lại hiệu quả cao và bền vững. Riêng khía cạnh thu hút nhân lực KH&CN nói riêng rất hiệu quả với phương pháp chuyển giao cho các hộ nông dân theo cách “cầm tay, chỉ việc”. Dự án đã huy động được đông đảo lực lượng cán bộ khoa học của các Viện, Trường Đại học, các Trung tâm ứng dụng, chuyển giao; lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh, huyện, xã trực tiếp thực hiện chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất theo nhiệm vụ được phân công.

Trong thời gian thực hiện các dự án, có rất nhiều cơ quan trong tỉnh tham gia cộng tác với các Viện, Trường Đại học, các Trung tâm như: Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Ban Tuyên giáo, Báo Bình Phước, Sở Y tế, Trường TH Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền, Trường Cao đẳng sư phạm, Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Thuỷ lợi và Phòng chống lụt bão, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân và Phòng Nông nghiệp các huyện/thị: Phước

59

Long, Bù Đăng, Bình Long, Bù Đốp… Qua quá trình tham gia nghiên cứu và cộng tác, năng lực hoạt động khoa học của cán bộ đã được nâng lên, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh.

Sự bền vững và sức lan tỏa của các dự án lồng ghép là dẫn chứng sinh động nhất cho chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án. Để phát huy và nhân rộng mô hình này, việc thu hút nhân lực cần phải chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đề cao vai trò, trách nhiệm của Sở KH&CN (là cơ quan đầu mối) trong việc lựa chọn các dự án phát triển công nghệ để lồng ghép các dự án thuộc Chương trình nông thôn-miền núi của Nhà nước với dự án của tỉnh trên cùng một địa bàn. Qui mô của các dự án phải đủ lớn, sát với thực tế sản xuất và huy động được tối đa mọi nguồn lực nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu, nội dung đã đề ra; khi dự án kết thúc sẽ được chuyển ngay thành dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Thứ hai, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải phân công cán bộ có năng lực, trách nhiệm tham gia quản lý và trực tiếp cùng với đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật của dự án hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật.

Thứ ba, phải gắn quyền lợi vật chất, tinh thần của cán bộ khoa học, kỹ thuật với kết quả chuyển giao công nghệ, thực hiện các mô hình của dự án để khuyến khích họ phát huy tính sáng tạo, sâu sát, gắn bó với cơ sở.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu các dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh và các dự án nông thôn-miền núi do Trung ương hỗ trợ triển khai tại Bình Phước, nhìn ở góc độ thu hút nhân lực KH&CN, tác giả nhận thấy: Khác với cách triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước với nhiều mục tiêu và kết quả đa dạng, dự án KH&CN có một mục tiêu nhất định và kết quả đạt được là một nhóm sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ, tạo nên một sản phẩm có quy mô lớn hoặc một cụm thiết bị, một dây chuyền đồng bộ. Các nhiệm vụ thuộc dự án KH&CN (gồm các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm) vừa có

60

tính độc lập tương đối để giải quyết từng nội dung được phân giao, vừa có tính liên kết, bổ trợ lẫn nhau để đảm bảo sự thống nhất giữa các nội dung của toàn bộ dự án nhằm đạt mục tiêu chung. Mặt khác cơ bản nữa là dự án KH&CN được hình thành trên cơ sở một đề án kinh tế-xã hội có vốn đầu tư và địa chỉ áp dụng cụ thể, vì vậy các kết quả tạo ra đều là những sản phẩm vật chất, là công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất… được ứng dụng ngay vào thực tiễn. Dự án KH&CN thường thông qua bộ máy quản lý hành chính của các bộ, ngành, nhờ vậy mà việc kiểm tra đôn đốc, giải ngân… được chuyên môn hóa, sâu sát và thuận tiện. Do vậy, dự án KH&CN tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi, khai thác được thế mạnh của nhiều đơn vị liên quan trong cả nước. Mặt khác, thông qua việc thực hiện các dự án KH&CN, trình độ cán bộ cơ sở tham gia dự án được nâng lên, đối với các chuyên gia bổ sung thêm vấn đề thực tiễn so với lý thuyết nghiên cứu. Cơ chế thù lao trả cho nhà khoa học, chuyên gia theo mức độ công

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 50 -50 )

×