Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đối với nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Phước.PDF (Trang 83)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đối với nhân lực KH&CN

Trong đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, các sở, ngành tham mưu tỉnh thường đưa ra các phương án về tiền và đất, ngoài ra cứ giả định rằng người đã có sẵn (trong khi thực tế, tỉnh rất thiếu nhân lực trình độ cao), điều này gây ra sự thiếu chuẩn bị về đào tạo con người. Do đó trong thời gian tới, dựa vào quy hoạch phát triển KH&CN của tỉnh từng giai đoạn, các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh trong từng thời để xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực KH&CN cho những ngành, lĩnh vực then chốt, có lợi thế như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai như các ngành công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin…

* Về đào tạo, bồi dưỡng: Đa dạng hóa các hình thức đào tạo đồng thời nâng cao chất lượng, đổi mới cơ cấu đào tạo, phương thức đào tạo nguồn nhân

85

lực KH&CN. Trước mắt ưu tiên nhân lực có sẵn của tỉnh để tham gia thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội. Những người có bằng cấp chưa phù hợp để tham gia thực hiện các dự án KH&CN thì phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực KH&CN, nhất là kiến thức liên quan đến quản lý dự án, gắn khoa học với sản xuất, nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thông qua các dự án KH&CN (trước mắt không đầu tư vào nghiên cứu cơ bản). Về lâu dài phải có quy hoạch dài hạn và xác định rõ đối tượng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.

Nhân lực có sẵn tại chổ là cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã trong diện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác. Viên chức lãnh đạo và diện quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được quy hoạch làm công tác chuyên môn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực tỉnh đang cần. Đối tượng được cử đi đào tạo sau đại học phải có ít nhất 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuổi không quá 40 đối với cả nam và nữ tính từ thời điểm được cử đi đào tạo, chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm. Cam kết phục vụ cho tỉnh ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo sau khi hoàn thành khóa học.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn được hưởng thêm các chế độ đi học từ nguồn ngân sách của tỉnh. Ví dụ: hỗ trợ tiền ăn; chi phí đi lại; tiền học phí, tài liệu, nội trú, y tế phí (nếu có); hỗ trợ đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn, luận án tốt nghiệp và hỗ trợ khác. Cụ thể:

+ Hỗ trợ tiền ăn: Tùy theo hình thức đào tạo tập trung hay học tại chức; ở nước ngoài hay trong nước mà có mức hỗ trợ thích hợp. Ví dụ: Ở nước ngoài thì theo thực hiện theo quy định tài chính về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung ở trong nước thì mức hỗ trợ từ 0,7 đến 1,5 lần mức

86

lương tối thiểu/người/tháng (trong tỉnh 0,7; TP. Hồ Chí Minh 1,0; Hà nội 1,5), nếu học tại chức thì mức hỗ trợ khoảng 6% mức lương tối thiểu/người/ngày.

+ Hỗ trợ chi phí đi lại: Được thanh toán vé máy bay hoặc phương tiện công cộng tùy theo đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Tần suất 02 lần/năm (4 lượt) nếu học ở Hà Nội, 02 lần/tháng (4 lượt) nếu học tại TP. Hồ Chí Minh và 02 lần/tháng (4 lượt) nếu học tại tỉnh.

+ Hỗ trợ tiền học phí, tài liệu, nội trú, y tế phí (nếu có): Theo phiếu thu của cơ sở đào tạo.

+ Hỗ trợ đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn, luận án tốt nghiệp: Áp dụng chung cho các đối tượng được cử đi đào tạo sau đại học (tập trung hoặc tại chức) và được thanh toán 01 lần sau khi được cấp bằng. Ví dụ: Tiến sỹ được hỗ trợ 50 lần mức lương tối thiểu; Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II được hỗ trợ 40 lần mức lương tối thiểu; Thạc sỹ được hỗ trợ 30 lần mức lương tối thiểu và Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I được hỗ trợ 20 lần mức lương tối thiểu.

+ Hỗ trợ khác: Người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 0,3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng; Phụ nữ được hỗ trợ 0,2 lần mức lương tối thiểu/người/tháng (nếu nữ là người dân tộc thiểu số thì được hỗ trợ thêm 0,3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng). Nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi thì được hỗ trợ thêm 0,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích tự đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế đang công tác tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã trong quy hoạch có nhu cầu tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau đại học và tương đương; có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên, nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi được cấp có thẩm quyền cử tự đi đào tạo, có bản cam kết phục vụ gấp 2 lần thời gian đào tạo. Nếu có bằng thạc sỹ và tương đương trở lên, đúng chuyên ngành đào tạo thì được hỗ trợ như sau:

87

+ Học ngoài giờ hành chính: Có xác nhận của cơ sở đào tạo và các hồ sơ liên quan được hỗ trợ 50% học phí và 100% mức hỗ trợ đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, được thanh toán 01 lần sau khi tốt nghiệp.

+ Học trong giờ hành chính: Có quyết định cử đi học của Thủ trưởng đơn vị thì được tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ 50% mức hỗ trợ đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, được thanh toán 01 lần sau khi tốt nghiệp.

- Tuyển chọn sinh viên đại học tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên (sinh viên người dân tộc thiểu số thì học lực từ khá trở lên), thạc sỹ và đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển. Không quá 25 tuổi đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, 30 tuổi đối với thạc sỹ (sinh viên người dân tộc thiểu số được cộng thêm 2 tuổi so với quy định chung) đi đào tạo sau đại học, tiến sỹ ở trong nước và nước ngoài để dự nguồn cán bộ cho tỉnh sau khi tốt nghiệp. Bản thân và gia đình cùng cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ về phục vụ tại tỉnh và chấp hành theo sự phân công của tổ chức, thời gian yêu cầu phục vụ sau đào tạo ít nhất 10 năm. Phải bồi hoàn gấp 3 lần kinh phí đào tạo nếu tự ý bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp không về phục vụ tại tỉnh theo sự phân công của tổ chức.

Giai đoạn 2011-2015: “Tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đào tạo trình độ cao và trình độ chuyên môn cho lực lượng cán bộ, viên chức làm công tác chuyên môn, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: y tế, giáo dục, KH&CN, nông nghiệp, môi trường... để hình thành lực lượng cán bộ khoa học chuyên sâu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ưu tiên đào tạo bác sĩ cộng đồng cho y tế tuyến cơ sở của tỉnh theo đề án của ngành. Cụ thể: Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài từ 80 đến 100 chỉ tiêu, bao gồm các chuyên ngành: Quản trị nhân sự, quản lý tài chính, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý du lịch, quản lý đô thị, quản lý dự án và môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Trong đó 40% đào tạo ở nước ngoài, 60% đào tạo ở trong nước)[33; 7].

88

- Tăng cường đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại tỉnh thông qua các trung tâm đào tạo nghề. Phấn đấu đến năm 2015, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 10-15% tổng số lao động của tỉnh. Mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo: Nâng cấp cơ sở đào tạo như Trường Trung học y tế thành Trường Cao đẳng Y tế, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo hiện hữu như Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật, 2 trường dạy nghề, 12 cơ sở dạy nghề; hình thành thêm 1-2 Trung tâm Đào tạo Tin học, 1-2 Trung tâm Đào tạo Ngoại Ngữ, 2-3 Trung tâm Đào tạo Nghề.

- Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ cho phát triển giáo dục, đào tạo, tăng cường năng lực của các tổ chức quốc tế như WB, OECD, ADB... để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

* Về chính sách thu hút: Ngoài việc thực hiện chính sách thu hút nhân

lực KH&CN theo dự án, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực như chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội, chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực, chính sách tiền lương (phải hợp lý trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương khu vực thị trường, trả lương theo vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, có các chế độ phụ cấp lương…). Ví dụ: Những đối tượng sau đây tự nguyện làm việc từ 10 năm trở lên tại các cơ quan, đơn vị theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, thì ngoài việc được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) còn được hưởng một khoản hỗ trợ không hoàn lại cho từng đối tượng với các mức sau:

- Giáo sư – tiến sỹ: 100 lần mức lương tối thiểu - Phó giáo sư – tiến sỹ: 90 lần mức lương tối thiểu

- Tiến sỹ: 70 lần mức lương tối thiểu

89

- Thạc sỹ: 50 lần mức lương tối thiểu

- Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I: 40 lần mức lương tối thiểu - Đại học chính quy loại giỏi, xuất sắc: 30 lần mức lương tối thiểu - Đại học chính quy loại khá: 20 lần mức lương tối thiểu

- Những người có bằng đại học thuộc các chuyên ngành tỉnh có nhu cầu tự nguyện về công tác tại tỉnh và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (ưu tiên sinh viên là người tỉnh Bình Phước, chỉ áp dụng đối với cán bộ công chức cấp xã và viên chức ngành y tế) thì ngoài việc được hưởng một khoản hỗ trợ không hoàn lại ban đầu (15 lần mức lương tối thiểu), còn được hưởng thêm 0,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng, liên tục trong thời gian 24 tháng kể từ ngày nhận công tác.

Thời điểm để hưởng một khoản hỗ trợ không hoàn lại là sau 3 tháng tính từ ngày nhận công tác. Sau thời gian công tác ít nhất là 5 năm, nếu những cán bộ, công chức thuộc diện thu hút nêu trên có nguyện vọng được đào tạo trình độ cao hơn liền kề thì được xem xét để giải quyết cho đi đào tạo và được hưởng chế độ đi học theo quy định hiện hành.

- Bố trí các chức vụ thấp nhất từ phó phòng cho thạc sỹ, trưởng phòng cho tiến sĩ về công tác tại tỉnh.

- Bố trí nhà công vụ dạng tập thể cho cán bộ KH&CN chưa có nhà ở tại tỉnh. Các đối tượng có trình độ từ thạc sỹ trở lên đã có gia đình được bố trí nhà công vụ dạng độc lập.

- Đảm bảo thu nhập và quyền sở hữu trí tuệ cho cán bộ KH&CN như có phụ cấp ngoài lương như các ngành khác và được quyền duy trì cổ phần của mình trong các công ty họ thành lập ra (nếu là tổ chức KH&CN tự chủ, tự chịu trách nhiệm).

Trường hợp nếu cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện thu hút đã được hưởng các khoản hỗ trợ nêu trên nhưng không phục vụ đủ thời gian như đã cam kết hoặc vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc

90

bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi hoàn hoặc trả lại toàn bộ các khoản đã được hưởng theo quy định. Giai đoạn 2011-2015: "Thu hút tối thiểu 30-45 bác sỹ, 35-55 giáo viên hệ chính quy tốt nghiệp loại khá, giỏi các chuyên ngành đào tạo năng khiếu, khoa học kỹ thuật, công nghệ, KHXH&NV về công tác tại tỉnh từ các trường đại học công lập (chủ yếu nguồn nhân lực tại chỗ của tỉnh)[33; 7].

* Kết luận Chương 3:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút nhân lực KH&CN ở một số quốc gia trên thế giới như các nước OECD, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và nghiên cứu, khảo sát riêng, tác giả nhận thấy:

Chính sách thu hút nhân tài chủ yếu tập trung vào chính sách tiền lương (trả tiền lương theo mức độ cống hiến của nhà khoa học), tạo điều kiện cho nhà khoa học dành một phần thời gian chính ngạch để tham gia các hoạt động KH&CN khác có liên quan đến phát triển KH&CN, tạo ra cơ chế thu hút nhân lực KH&CN theo dự án có hiệu quả. Chủ dự án được quyền lựa chọn nhân lực phù hợp với yêu cầu của chuyên môn, hợp đồng và trả thù lao trên cơ sở thỏa thuận (phần trăm kết quả nghiên cứu), còn các chuyên gia thì phải nâng cao trình độ, uy tín của bản thân, mức đáp ứng công việc để có thể tham gia tiếp các dự án khác.

Đối với tỉnh Bình Phước hiện nay, ưu tiên hàng đầu là việc xác lập các chương trình phát triển KH&CN của tỉnh mà quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm, bảo vệ môi trường, y tế, kết cấu hạ tầng... trong đó các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp là các địa chỉ cần phát triển trước, sau đó mở rộng ứng dụng rộng ra các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-xã hội trong nhân dân.

Nghiên cứu của tác giả chỉ mở ra được một phần của vấn đề. Vì vậy, các nghiên cứu có quy mô sâu rộng hơn của nhà nước, của các tổ chức hoặc các nhà

91

khoa học khác sẽ giúp lãnh đạo tỉnh Bình Phước có cái nhìn tổng quát hơn, từ đó đề ra và thực thi các chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án phù hợp yêu cầu của tỉnh.

92

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ là xu thế tất yếu, là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách. Điều này thể hiện tính hướng đích của sự phát triển khoa học, công nghệ, bảo đảm chuyển tiềm năng trí tuệ của nguồn nhân lực thành những thành quả ứng dụng và sáng tạo khoa học công nghệ, gắn kết chặt chẽ với sản xuất, gắn sản phẩm với chế biến và thị trường tiêu thụ, biết hướng vào khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, quốc gia.

So với các địa phương khác, Bình Phước là tỉnh phải đối diện với nhiều khó khăn và hạn chế nhất định trong việc vận dụng và triển khai thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng. Thực tế này đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong chính sách thu hút nhân lực KH&CN: phải thông qua các dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Chính sách thu hút nhân lực KH&CN theo dự án nếu được vận dụng, triển khai theo những chiến lược hợp lý sẽ giúp tỉnh Bình Phước tận dụng được các nguồn lực xã hội để “bù đắp” cho những mặt bất lợi của một tỉnh miền núi, nhằm có được nguồn nhân lực KH&CN đảm bảo công tác ứng dụng KH&CN.

Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với lãnh đạo tỉnh, các nhà

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ theo dự án (nghiên cứu trường hợp tỉnh Bình Phước.PDF (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)