0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thu hút nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 28 -28 )

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Thu hút nhân lực KH&CN

Thu hút nhân lực KH&CN là sự di chuyển nhân lực KH&CN có định hướng từ các nguồn cung cấp nhân lực KH&CN đến nơi cần thu hút phục vụ mục tiêu phát triển, được thực hiện bởi cơ chế chính sách của chủ thể quản lý.

Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến ở tầm vĩ mô như chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước đến tầm vi mô như chính sách của các tổ chức, các doanh nghiệp. Theo PGS.TS Vũ Cao Đàm thì “Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa của một chủ thể quản lý, tác động vào đối tượng quản lý, nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra”.

Hình 1.8: Chính sách theo tiếp cận hệ thống

Trong phạm vi luận văn này, chính sách thường được sử dụng với nghĩa là

chính sách công. Theo B.Guy Peters thì “Chính sách công là toàn bộ họat động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của người

Đối tượng chính sách Chủ thể chính sách Tác động từ chủ thể Phản ứng xã hội Mục tiêu chính sách Nhiễu

30

dân”, còn theo William N.Dunn quan niệm: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. Và “Khi có một vấn đề xuất hiện, chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết vấn đề đó. Sự thành công của chính sách phụ thuộc vào việc nhận diện đúng vấn đề, nắm rõ các điều kiện, thu thập và phân tích thông tin khách quan, khoa học5

.

Về mặt vật lý thì thu hút đó là sự di chuyển nhân lực KH&CN từ mọi nơi về phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một vùng, ngành, lĩnh vực nào đó. Về bản chất, thu hút ở đây chính là sự thu hút tâm trí, hướng nghiên cứu và các hoạt động của nhân lực KH&CN phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội một vùng, ngành, lĩnh vực nào đó. Ví dụ: Một nhà khoa học, một cán bộ giảng dạy, một cử nhân (kỹ sư) đang công tác ở một nơi nào đó (không phải ở tỉnh Bình Phước, có thể ở tỉnh khác hoặc ở nước ngoài) nhưng do tác động chính sách thu hút của tỉnh thì có thể về làm việc cho tỉnh hoặc không trực tiếp về nhưng tập trung nghiên cứu, tích cực tham gia vào các dự án để giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh.

Như vậy thu hút ở đây đề cập đến chính là sự huy động trí tuệ của nhân lực KH&CN từ các nguồn cung cấp nhân lực KH&CN ở mọi nơi nào đó (trong địa bàn, ngoài địa bàn, trong nước, ngoài nước) để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội một vùng hoặc một ngành, lĩnh vực nào đó.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO DỰ ÁN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH PHƯỚC.PDF (Trang 28 -28 )

×