9. Kết cấu của Luận văn
2.2.2. Những tồn tại của chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực
nhân lực của tỉnh.
Chính sách này ban hành đã lâu (tháng 12/2005), đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế. Qua thực tế vận dụng, chính sách bộc lộ nhiều bất ổn, nhiều điểm không còn phù hợp thể hiện ở một số nội dung sau:
49
* Về đào tạo, bồi dưỡng
- Nhu cầu đào tạo lớn nhưng chính sách chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thông tin nên tiềm ẩn nguy cơ không cân đối giữa các lĩnh vực. Đã xuất hiện nhiều trường hợp người đủ điều kiện thi thì không trúng tuyển, người thi trúng tuyển thì lại không được hưởng chính sách của nhà nước. Ví dụ: một cán bộ công chức, viên chức muốn học thạc sĩ trong nước và phải thi đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý cán bộ đó phải rà soát xem người này có tên trong Đề án quy hoạch đào tạo cán bộ giai đoạn 2005-2010 hay không. Nếu có thì gửi Công văn đến Sở Nội vụ để nhận ý kiến phản hồi. Nếu được và cán bộ này trúng tuyển thì Sở Nội vụ sẽ trình UBND tỉnh quyết định đi học và được hưởng chính sách ưu đãi. Nếu tự ý đi thi, dù có kết quả trúng tuyển vẫn không được hưởng chính sách của nhà nước.
- Thiết chế công bố thành văn “Đi đào tạo ở nước ngoài áp dụng cho cán bộ trong diện quy hoạch và sinh viên tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hệ chính quy tập trung đạt kết quả học tập loại khá trở lên và hạnh kiểm tốt là con gia đình chính sách, cán bộ công chức, viên chức của tỉnh trong diện dự nguồn cán bộ” sẽ ngầm định rằng: sinh viên giỏi nhưng không phải con gia đình chính sách, không phải con cán bộ công chức, viên chức của tỉnh thì không được xét và kết qủa tất yếu là con cán bộ công chức, viên chức dễ được ưu tiên bố trí vào các chức vụ quan trọng. Ở đây không loại trừ việc có “nhóm lợi ích” đã tác động vào quá trình xây dựng chính sách. Thật vậy: “Các nhóm tìm cách ảnh hưởng vào quá trình xây dựng chính sách là điều không khó hiểu. Thực tiễn công tác ở cả trung ương và địa phương tôi đều thấy có việc các nhóm tìm cách chi phối” 6
.
- Một số người sau khi học tập ở nước ngoài về thì không phục vụ tỉnh mà ra khu vực tư làm do lương, thưởng cao hơn (chảy chất xám).
6 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/450208/Cai-cach-hanh-chinh-de-phuc-vu-dan-tot-hon.html: Khiết Hưng, Cải
50
* Về thu hút nguồn nhân lực
- Việc thu hút những người có bằng cấp cao về địa phương sẽ làm tăng nhu cầu xã hội về các chức danh này và hiện tượng “chạy quy hoạch”, “chạy bằng cấp” xuất hiện theo quy luật cung - cầu. Học giả bằng thật, năng lực làm việc, hiệu quả công tác không tăng trong khi những người học thật, bằng thật thì không được trọng dụng. Những người là trí thức thực sự thì không cần đãi ngộ: “Chúng tôi không yêu cầu Nhà nước đãi ngộ. Nhà nước đừng nghĩ sẽ đãi ngộ, mà hãy trả công cho các nhà khoa học sao cho đúng với lao động của họ” 7
. - Việc chọn đối tượng thu hút là những người có học hàm, học vị chưa chắc giúp cho hoạt động KH&CN tác động tích cực đến kinh tế-xã hội của địa phương, trong khi số kỹ sư, cử nhân chưa tìm được việc làm đang rất nhiều, và không cần phải bỏ ra những khoản ưu đãi quá lớn để thu hút họ. Nếu có chính sách phù hợp để động viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộ KH&CN ở tỉnh để nâng cao năng lực cho đội ngũ này sẽ ít tốn kém hơn.
- Bình Phước là tỉnh nghèo, “tiềm lực KH&CN nội tại còn yếu” [9,3], do đó việc đảm bảo điều kiện để các nhà khoa học phát huy năng lực nghiên cứu (trang thiết bị dùng trong nghiên cứu, đội ngũ cộng tác viên đủ đông và đủ mạnh, hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu, các cơ hội gặp gỡ và trao đổi học thuật,... còn thiếu và gặp rất nhiều khó khăn. Nếu đầu tư sẽ phải cần một số tiền lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền bỏ ra trả lương cho nhà khoa học. Khi không có điều kiện nghiên cứu khoa học, các vị này sẽ trở thành những người phải đi lo cho bản thân mình thay vì lẽ ra lo cho sự nghiệp chung của tỉnh. Hậu quả có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tản mạn trong hoạt động KH&CN, do các nhà khoa học về địa bàn mới đang muốn thể hiện mình (TS. Hoàng Xuân Long, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN gọi đó là xu hướng ganh đua thu hút nhân
7Theo Vũ Cao Đàm (2007), Khảo luận về những chuẩn mực giá trị trong khoa học ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo “KH&CN - Thực trạng và Giải pháp” do tạp chí Tia sáng, Bộ KH&CN tổ chức tại Hà Nội, ngày 04.01.2007.
51
tài khoa học giữa các địa phương). Như vậy, nếu chuyển giao kết quả nghiên cứu của nhà khoa học là kiểu khai thác nhiều lần thì việc đưa họ về địa phương và không đảm bảo điều kiện làm việc cần thiết chỉ là kiểu khai thác một lần.
Chính sách thu hút nhân lực KH&CN về địa phương phải trên cơ sở tính toán lợi ích thực của địa phương, lợi ích của nhà khoa học và mặt bằng so với khu vực. Nhu cầu cụ thể của hoạt động kinh tế- xã hội ở các địa phương đối với KH&CN là các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tế vì khi chú trọng vào việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu, tỉnh sẽ có những lợi ích sau:
- Khoản tiền bỏ ra thực hiện chuyển giao các kết quả nghiên cứu thường đỡ tốn kém hơn kinh phí phục vụ nhà khoa học sống và làm việc để tạo ra các kết qủa đó.
- Đầu tư mua kết quả nghiên cứu tiết kiệm được thời gian so với quá trình nghiên cứu lâu dài của nhà khoa học. Mặt khác, hoạt động khoa học vốn có tỷ lệ thất bại lớn. Trên thế giới, người ta đã tổng kết mức độ thành công trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản đạt 5%, trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng đạt 50-60%. Như vậy, đầu tư mua kết quả nghiên cứu sẽ tránh được sự rủi ro cao so với hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, không thể mua kết quả nghiên cứu phù hợp với mọi yêu cầu đa dạng của địa phương.
- Trên cơ sở xem xét chất lượng của các kết quả nghiên cứu theo dự án KH&CN, có thể phân biệt được trình độ của nhân lực mà tỉnh thu hút về.
Tóm lại : Gắn khoa học với sản xuất, nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thông qua các dự án KH&CN, phát triển nhanh và mạnh thị trường KH&CN, có như vậy mới khai thác được nhiều lần các nhà khoa học thông qua chuyển giao kết quả nghiên cứu.