9. Kết cấu của Luận văn
3.1.1. Các nước OECD
OECD là một diễn đàn dành cho Chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cùng nhau bàn bạc giải quyết các vấn đề kinh tế của bản thân họ và của thế giới. Hiện OECD có 33 thành viên10
, hầu hết trong số đó là
các quốc gia có thu nhập cao. Hoạt động KH&CN của OECD do Ủy ban khoa học – công nghệ và công nghiệp quản lý. Hầu hết nghiên cứu và phát triển do các chi nhánh công ty nước ngoài thực hiện đều nằm bên trong các nước OECD, nhưng các khu vực tăng trưởng nhanh nhất lại nằm bên ngoài OECD, đặc biệt là ở châu Á, nơi có nguồn nhân tài KH&CN đang tăng lên, các thị trường phát triển nhanh chóng và mức lương thấp đã mở ra một mảnh đất màu mỡ cho các đầu tư mới. Nguồn nhân lực KH&CN đang ngày càng trở thành vấn đề khẩn thiết hơn tại các Chương trình nghị sự về chính sách, do nhu cầu về nhân lực KH&CN đang tăng lên tại các nước OECD. Số nhân công có chuyên môn liên quan đến
9Nguồn: website www.oecd.org
10 Úc, Áo, Bỉ, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
66
KH&CN hiện chiếm trong khoảng từ 25% đến 35% trong tổng số việc làm tại các nước OECD và tốc độ tăng trưởng việc làm thuộc chuyên môn này đang tiếp tục vượt quá tốc độ tăng trưởng việc làm tổng thể.
Ở Australia, lương cho đội ngũ cán bộ then chốt được nhà nước đảm bảo, ngoài ra các cơ quan nghiên cứu (Viện, Trường) dùng nguồn tài chính từ các đề tài đấu thầu cạnh tranh để chi trả cho hoạt động nghiên cứu, vận hành bộ máy, chi phí hành chính… và phần còn lại được dùng thưởng thêm vào lương cán bộ. Chính phủ có chính sách để các Viện, Trường được hưởng lợi ngày càng nhiều từ tiền sáng chế và bản quyền và thu thuế khoa học công nghệ từ các cơ sở sản xuất để đầu tư lại cho cơ quan nghiên cứu. Do phải sống từ nguồn thu thuế trực tiếp của người sử dụng công nghệ nên các Viện, Trường phải rất chú ý đến yêu cầu của thực tiễn sản xuất, nhờ đó mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và nghiên cứu được hình thành một cách tự nhiên. Định kỳ sáu tháng một lần, các cấp quản lý đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới và tính thành điểm rõ ràng để làm căn cứ đề bạt, sa thải, tăng lương…Ngoài ra, hàng năm, các cán bộ đồng nghiệp trong Viện, Trường có thể góp ý cho nhau thông qua một loạt phiếu điều tra. Kết quả được gửi lại chính đương sự nhằm mục đích góp ý xây dựng một cách khách quan, không dùng làm căn cứ để đánh giá, đối xử với cán bộ.