Khái quát về các hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 40)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.1.1. Khái quát về các hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi

Thực hiện Quyết định số 122/2004/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ 2004 - 2010” Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban dân tộc, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Bộ Tài Chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện được 288 dự án tại 60 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí là 743.917 triệu, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN Trung ương là 295.325 triệu đồng (chiếm 39,7%) và huy động từ dân, doanh nghiệp, ngân sách địa phương là 448.592 triệu đồng (chiếm 60.3%). Sau 5 năm thực hiện Chương trình đã chuyển giao 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là kết quả nghiên cứu khoa học của các tổ chức khoa học công nghệ vào địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo, các vùng khó khăn chậm phát triển, vùng dân tộc ít người.

Các dự án thuộc Chương trình đã giúp các địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển các công nghệ để giải quyết các vấn đề về: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân giống và đưa vào sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập trên diện tích hiện có tại địa phương; phát triển các sản phẩm lợi thế của Việt Nam như cây ăn quả có múi đặc sản, hoa các loại; chăn nuôi đại gia súc; phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ăn quả; trồng và bảo vệ rừng; bảo quản, chế biến nông, lâm, hải sản; tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và lao động nông nhàn, phát triển nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu; giải quyết nước sạch quy mô hộ gia đình và cụm dân cư; khôi phục và

phát triển ngành nghề truyền thống và nghề phụ; xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ việc khôi phục và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; sản xuất giống và nuôi thuỷ sản với các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi sinh thái; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn; xử lý môi trường nông thôn và môi trường làng nghề; cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)