9. Cấu trúc của Luận văn
3.4.1. Chuyển giao công nghệ trồng cây lương thực
Mô hình này được thực hiện trong Chương trình 135, địa điểm áp dụng ban đầu tại cánh đồng Tum, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, sau đó nhân rộng trên địa bàn có cùng điều kiện khí hậu, thủy văn là huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Nguồn kinh phí từ Chương trình 135.
Tên công nghệ được chuyển giao: Thâm canh cây bắp giống C919.
Cây bắp giống C919 là kết quả nghiên cứu của Viện Giống cây trồng,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc điểm công nghệ của giống bắp mới này với các thông số: ngắn ngày (khoảng từ 90 - 100 ngày cho thu hoạch); có năng suất cao với 11 tấn/ha; chịu được điều kiện khắc nghiệt về thời tiết; chống chịu được sâu bệnh.
Bƣớc 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu
Việc Chương trình 135 của tỉnh Bình Thuận chọn huyện Tánh Linh là địa bàn chuyển giao công nghệ trồng bắp giống C919 vì huyện này có điều kiện tự nhiên phù hợp với các yêu cầu phát triển của giống C919, hơn nữa đây là vùng có diện tích đất rừng lớn, những năm qua nơi đây là địa bàn điển hình của hiện tượng phá rừng lấy gỗ và để trồng cây lương thực. Như vậy, nếu triển khai thành công việc chuyển giao giống bắp này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Bởi vì, nếu thực hiện thành công mô hình này sẽ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích ruộng 3 vụ sang 2 vụ lúa và 1 vụ màu, nhằm phá thế độc canh cây lúa 1 năm 3 vụ mà bà con nông dân lâu nay đã thực hiện.
Nội dung:
- Đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội của địa phương: tỉnh có nhu cầu về công nghệ được chuyển giao.
- Tình hình sản xuất có liên quan tới việc xây dựng mô hình:
+ Các phương pháp canh tác đang áp dụng: phù hợp với công nghệ được chuyển giao.
+ Điểm khó khăn nhất khi triển khai chuyển giao giống bắp C919 vào địa bàn này là nhận thức của nông dân, do thói quen phá rừng làm rẫy, chủ yếu là quảng canh nên việc đưa thâm canh giống bắp C919 bước đầu đã không được người dân ủng hộ. Nhưng do việc giải thích cặn kẽ, chi tiết của những người tiến hành dự án, nên khó khăn này đã giải quyết trước khi thực hiện dự án.
Bước 2: Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật
Trạm khuyến nông huyện Tánh Linh là đơn vị được chọn để chịu trách nhiệm về quá trình chuyển giao công nghệ giống bắp C919.
Trong quá trình chuyển giao công nghệ trồng cây bắp C919, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông huyện Tánh Linh đã hướng dẫn và thực hiện từng động tác cụ thể từ khâu làm đất, gieo hạt, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh... cho đến khâu thu hoạch.
Bước 3: Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD
Để tiến hành chuyển giao công nghệ trồng cây bắp C919, dự án đã lựa chọn hộ gia đình ông Nguyễn Văn Siêng và hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sĩ để xây dựng MHTD. Gia đình 2 ông đều hoàn toàn tự nguyện phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện và cam kết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hộ khác khi có yêu cầu, cam kết thực hiện tốt qui định của dự án, các hoạt động và các KH&CN được chuyển giao.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động
Kế hoạch và nội dung hoạt chi tiết đã được Trạm khuyến nông và Tổ kỹ thuật xây dựng và thảo luận thống nhất với các hộ nông dân được chọn thực hiện mô hình trình diễn.
MHTD là không những chỉ trình diễn đối với những hộ nông dân tự nguyện mà còn yêu cầu họ tham gia cùng thực hiện từng bước với nhân viên kỹ thuật. Song song với việc trên là khâu tuyên truyền để làm cho những hộ nông dân khác (chưa tự nguyện tham gia) thấy rõ lợi ích của công nghệ mới, để sau đó tự nguyện tham gia.
Bước 5: Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ
- Mô hình trình diễn đã được chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá đúng định kỳ.
- Việc tập huấn được tiến hành theo nguyên tắc: + Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; + Nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, dễ hiểu;
+ Chỉ tập huấn nội dung mới khi nông dân đã làm tốt các nội dung đã được tập huấn trước;
+ Chọn phương pháp phù hợp, cán bộ tập huấn đã dùng nhiều tranh ảnh, hình vẽ, băng hình để mô tả, trình diễn trước, nông dân căn cứ vào đó để thực hiện từng bước;
+ Việc tập huấn ngoài đồng ruộng, trong đó 1 cán bộ kỹ thuật được phân công hướng dẫn 3 gia đình, để thường xuyên theo dõi để giúp dân làm được theo những nội dung đã học, theo cách cầm tay chỉ việc;
+ Về kỹ thuật: các quy trình kỹ thuật có được tuân thủ triệt để, nên không gặp khó khăn ảnh hưởng đến kỹ thuật.
Bước 6: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD
Kết quả ngay từ vụ bắp đầu tiên năng suất đạt từ 11 tấn/ha, hiệu quả kinh tế với giá bán tại ruộng 3.600 đồng/kg.
Để khẳng định tính ưu việt của mô hình được triển khai, Dự án đã dùng phương pháp so sánh đối chứng trong cùng một điều kiện tự nhiên. Giống bắp đối chứng là C414, so sánh kết quả thu hoạch, tuy hai giống bắp đều đạt năng suất khá cao nhưng giống bắp lai C919 cho hiệu quả vượt trội vì trái lớn hơn.
Để đánh giá việc thành công của mô hình trình diễn, trong đợt công tác khảo sát MHTD tại huyện Tánh Linh, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu Ông Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh.
Câu hỏi: Thưa Ông, Ông có thể đánh giá kết quả và khả
năng nhân rộng của mô hình trồng cây bắp lai C919.
Trả lời: Mô hình trồng cây bắp lai C919 tại cánh đồng
Tum của huyện bước đầu cho kết quả rất khả quan. Trong quá trình sản xuất, hầu hết các hộ gia đình đã thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông đã tập huấn nên cây bắp sinh trưởng và phát triển tốt. Theo đánh giá bước đầu, mô hình sản xuất bắp lai C919 tại cánh đồng Tum cho năng suất cao, trung bình đạt 11 tấn/ha, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể nhân rộng MHTD này ra các địa bàn có điều kiện tự nhiên tương tự.
(Nam, 53 tuổi, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh) Qua thực hiện, mô hình 2 lúa + 1 bắp tại cánh đồng Tum đã cho kết quả: cây bắp lai C919 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây lúa, từ đó sẽ thay đổi suy nghĩ trong nông dân phải phá thế độc canh cây lúa ở cả 3 vụ, tìm kiếm cây trồng mới thay thế mang lại hiệu quả hơn, mà ở đây chính là cây bắp lai.
Bước 7: Tổ chức nhân rộng mô hình trình diễn đã được thử nghiệm thành công
Với thành công này, mô hình đã được nhân rộng trên phạm vi toàn bộ cánh đồng Tum và sau đó phát triển ra các vùng khác thuộc huyện Tánh Linh.
Từ sự thành công của MHTD tại địa bàn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, mô hình này đã được nhân rộng sang các địa phương khác thuộc Chương trình 135 như Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Phước... Kết quả đo được qua việc áp dụng MHTD tại xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho thấy năng suất bắp C919 là tương tự như đã áp dụng tại cánh đồng Tum huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Như vậy, mô hình trình diễn vừa được thí điểm áp dụng được đánh giá là thành công trên các mặt:
- Công nghệ được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương;
- Được nông dân tự nguyện tham gia;
- Khả năng tiếp nhận công nghệ được chuyển giao của nông dân miền núi là có thể;
- Việc nhân rộng của MHTD trong trường hợp chuyển giao thành công là có khả năng nếu MHTD đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.