Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 2)

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 79)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.4.3. Chuyển giao công nghệ trồng cây công nghiệp (trường hợp 2)

Cây Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của miền núi; trồng và phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực này Luận văn xin trình bày mô hình chuyển giao công nghệ trồng Măng Bát độ tại tỉnh Yên Bái.

Bƣớc 1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế đồi rừng, sau khi khảo sát, thử nghiệm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo, hướng dẫn trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Kiên Thành thực hiện Mô hình trồng Măng Bát độ (trồng tre lấy măng). Quá trình thực hiện mô hình đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh và

trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho 3 hộ gia đình trên diện tích 4 ha đồi rừng.

Tên công nghệ chuyển giao: Trồng Măng Bát độ;

Địa bàn thực hiện mô hình: Xã Kiên Thành, huyện Chấn Yên, tỉnh Yên

Bái;

Bƣớc 2. Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật

Mô hình bắt đầu phát triển từ năm 2003, với diện tích trồng thử nghiệm 4ha; đến năm 2010 toàn xã đã có diện tích gần 900 ha ở 4 khu vực chính: Đồng Song, Đá Khánh, Đồng Cát, Cát Tường, mỗi khu vực có diện tích từ 180 - 250 ha. Năm 2011 xã Kiên Thành đã có gần 600 ha cho thu hoạch, sản lượng măng đạt trên 3.000 tấn, giá trị thu trên 10 tỷ đồng đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Cái hay của tre Bát độ là mùa thu hoạch cũng là lúc nông nhàn, bắt đầu từ tháng 6, cao điểm vào tháng 7, tháng 8 và sang tháng 9 chỉ còn thu vét thì cũng là lúc chuẩn bị bước vào thu hoạch lúa vụ mùa, làm vụ đông...

Đơn vị chuyển giao: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái và trạm

Khuyến nông huyện Trấn Yên.

Bƣớc 3. Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD

Hộ nông dân được chọn để thực hiện mô hình trình diễn là hộ:

- Ông Hoàng Văn Lũy, dân tộc Tày, thôn Cát Tường với diện tích trên 10 ha, ông Triệu Phú Đình;

- Ông Triệu Phú Tiên, dân tộc Dao ở thôn Khe Rộng, xã Kiên Thành.

Bƣớc 4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động

Kế hoạch và nội dung hoạt chi tiết đã được cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái và trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên xây dựng, với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để hướng dẫn các hộ nông dân thí điểm thực hiện mô hình trình diễn.

Bƣớc 5. Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ

Mô hình trình diễn đã được cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái và trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên cùng với Hội Nông dân xã chỉ đạo chặt chẽ để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

Bƣớc 6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD

Thực tế đã khẳng định trồng tre Bát độ lấy măng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất đồi rừng, là loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Trấn Yên, thời gian thu hoạch nhanh, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài sản phẩm chính là măng thu hoạch hàng năm còn tận dụng được cả sản phẩm thân làm nguyên liệu giấy. Trung bình ở giai đoạn kinh doanh sau trồng 2 năm ổn định thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng/ha/năm trừ chi phí đầu tư cho lợi nhuận từ 20 - 25 triệu đồng/ha/năm.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình khuyến nông trồng tre Bát độ trên địa bàn huyện Trấn Yên trong thời gian qua, bà Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên cho biết:

Để có được sản lượng măng ổn định hàng năm, chất lượng sản phẩm cao và đem lại hiệu quả kinh tế thì việc đầu tư phân bón, chăm sóc, thu hoạch cần phải được quan tâm thường xuyên. Đối với vườn măng phải được phát dọn vệ sinh, làm cỏ thông thoáng, dọn sạch cỏ xung quanh khóm tre rộng từ 1 - 1,5 m, tỉa cành nhánh nhỏ trên cây từ đốt thứ 2, thứ 3, điều tiết, thay thế cây mẹ hàng năm đảm bảo mỗi gốc tre Bát độ có từ 3 - 4 cây mẹ. Sau mỗi vụ thu hoạch măng cần chú ý đến việc bón phân sau khi đã làm cỏ, vệ sinh vườn tre, đào rạch sâu 10 - 15 cm, sau đó rải đều phân và lấp kín đất. Bước vào vụ thu hoạch măng Bát độ, cần xác định thời điểm và kỹ thuật thu hoạch măng để có sản lượng măng ổn định, chất lượng sản phẩm tốt.

Bƣớc 7. Tổ chức nhân rộng MHTD đã đƣợc thử nghiệm thành công

Với những kết quả thực hiện Mô hình trồng tre Bát độ lấy măng ở xã Kiên Thành, Mô hình đã khẳng định được hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Từ thành công đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái và trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên đã tiến hành nhân rộng mô hình trồng tre Bát độ lấy măng rà các địa bàn khác trong huyện.

Đến cuối năm 2011, diện tích tre Bát độ toàn huyện đạt gần 1.300 ha, trong đó diện tích tre cho thu hoạch đạt gần 1.000 ha tập trung thành vùng sản xuất ở các xã Kiên Thành, Tân Đồng, Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh và Y Can. Năm 2011, công ty TNHH Vạn Đạt (Đài Loan) đã đặt 29 điểm thu mua măng tại các xã vùng trọng điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Tính đến trung tuần tháng 9/2011, sản lượng đã cho thu hoạch toàn huyện đạt gần 6.000 tấn măng vỏ tươi với giá bình quân 3,5 triệu đồng/tấn đạt giá trị 21 tỷ đồng. Sản phẩm măng Bát độ đã trở thành hàng hóa, có thị trường tiêu thụ ổn định đem lại hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thu nhập cho nông dân, từng bước ổn định và tiến tới làm giàu.

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)