Bài học kinh nghiệm từ mô hình trình diễn thành công

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 85)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.4.5. Bài học kinh nghiệm từ mô hình trình diễn thành công

Như vậy, qua việc khảo sát một số mô hình trình diễn như đã phân tích, có thể nói rằng việc chuyển giao công nghệ cho nông dân ở các tỉnh miền núi đã thu được một số thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định.

Để làm rõ nhận định này, tác giả Luận văn đã phỏng vấn 01 nhà quản lý Hội nông dân Việt Nam về vấn đề này với một số câu hỏi trọng tâm và thu được kết quả sau:

Câu hỏi: Hội Nông dân Việt Nam đã có những biện pháp gì giúp nông dân dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thưa ông?

Trả lời: Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, các cấp Hội đã bước đầu tổ chức thành công một số hoạt động có hiệu quả, thiết thực, nhất là khâu đầu vào của sản xuất, như: vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, tạo cách thức làm ăn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Với nhiều biện pháp, phương thức: phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo; phát hiện và xây dựng các điển hình của nông dân, dân tộc thiểu số sản xuất có hiệu quả để tuyên truyền và nhân rộng. Các câu lạc bộ, các lớp tập huấn tại chỗ tuyên truyền cho hội viên, nông dân hiểu rõ tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đẩy mạnh công tác vận động nông dân tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng về vật tư, giống, vốn... để phát triển sản xuất, Hội đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tổ chức, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình khuyến nông,... cung ứng hàng ngàn tấn phân bón và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo phương thức trả chậm. Hội mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ các dự án, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đào tạo cán bộ, đào tạo nghề cho nông dân. Trong đó, phương thức “cầm tay chỉ việc”, “lấy nông dân dạy nông dân”, “đào tạo nghề tại chỗ”, gắn lý thuyết với thực hành trên đồng ruộng và chuồng trại được các cấp Hội chú trọng và áp dụng. 10 năm qua, Hội Nông dân đã triển khai tại 129 xã nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thuộc 43 tỉnh, xây dựng 22 loại mô hình sản xuất do chính các hộ nghèo thực hiện, cụ thể: 15 loại mô hình trồng lúa lai, ngô lai, đậu tương với qui mô 546,5ha; 7 loại mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê sinh sản... Đã giúp cho hơn 14 nghìn hộ nông dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) thoát nghèo, vươn lên làm giàu...

Câu hỏi: Trong quá trình giúp nông dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi thực hiện chính sách nông nghiệp, Hội gặp những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

Trả lời: So với vùng đồng bằng và đô thị thì mặt bằng dân trí của nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn thấp. Phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá như: Giao thông, thuỷ lợi còn thấp kém, cũng là một trong những khó khăn khi Hội triển khai thực hiện chính sách.

Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, còn nặng về bao cấp, chưa thực sự là công cụ tạo sự kích thích để nông dân tự vươn lên. Chính sách trợ cước, trợ giá còn nhiều bất hợp lý; các định mức tài chính hỗ trợ, mức vốn vay ưu đãi còn thấp và chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Năng lực đội ngũ cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, trong đó có cán bộ Hội Nông dân ở địa phương còn nhiều hạn chế cả về nhận thức, trình độ chuyên môn và kỹ năng vận động quần chúng. Do vậy, còn thiếu khả năng hướng dẫn, tư vấn, và tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Câu hỏi: Để giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thực sự phát huy hiệu quả, theo ông cần có những điều chỉnh gì?

Trả lời: Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động và có những điều chỉnh, tập trung vào một số nội dung, như: Đề nghị Chính phủ có kế hoạch tổng kết việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào bào dân tộc thiểu số, miền núi. Qua đó, điều chỉnh hợp lý nội dung các chính sách và đặc biệt là khâu quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách sao cho có hiệu quả hơn; phối hợp thực hiện chương trình, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động hướng dẫn, dịch vụ, hỗ trợ về vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ KH&CN, đào tạo nghề cho nông dân. Hội phối hợp với các doanh nghiệp thiết lập mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường hàng hoá nông sản, tạo điều kiện để các hộ nông dân chủ động hơn trong việc đầu tư sản xuất và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Hội quan tâm đào tạo đội ngũ

cán bộ, nhất là ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

(Nam, 56 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam)

- Không áp dụng phương pháp chuyển giao đặc thù cho nông dân miền núi – là những đối tượng có năng lực hạn chế trong việc làm chủ công nghệ được chuyển giao. Hay nói cách khác: không áp dụng mô hình trình diễn trong việc chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện chương trình này. Bởi vậy, không có khả năng nhân rộng.

Bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở tổng hợp các nhận định, đánh giá của các chuyên gia và qua tham gia thực tế vào một số dự án, Luận văn xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình đưa KH&CN trên địa bàn nông thôn, miền núi thông qua MHTD như sau:

1. Chọn được công nghệ chuyển giao thích hợp, xây dựng được MHTD đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của nông dân, phù hợp với khả năng tiếp thu, tiền vốn, các điều kiện cơ sở vật chất cũng như điều kiện sinh thái của vùng dự án.

2. Chọn được đơn vị chuyển giao và người đứng đầu đơn vị chuyển giao công nghệ có uy tín với vùng chuyển giao dự án; tức là Tổ chức đó có đủ năng lực, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giao, có khả năng, kiến thức và kỹ năng thực tiễn để đưa người dân cùng tích cực, chủ động tham gia vào quá trình xây dựng MHTD để chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

3. Có sự đồng thuận cao giữa cơ quan chủ trì xây dựng MHTD, cơ quan chuyển giao và Ủy ban nhân dân cấp xã vùng dự án. Để có được sự đồng thuận giữa các cơ quan này cần có sự bàn bạc thống nhất và được cụ thể hoá bằng Hợp đồng phân công trách nhiệm thực hiện thuyết minh dự án

đã được duyệt. Tức là tăng cường liên kết “4 nhà” trong công tác chuyển giao công nghệ.

4. Có cơ chế nhằm giao quyền chủ động và có thẩm quyền cao trong việc quyết định sử dụng kinh phí đã được phê duyệt trên cơ sở thông qua Ủy ban nhân dân xã và chủ nhiệm dự án. Hay nói cách khác, cơ quan chuyển giao phải được quyết định sử dụng kinh phí đúng mục đích của dự án để thực hiện trên cơ sở có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án và Ủy ban nhân dân xã và người dân tham gia dự án ở vùng triển khai dự án.

5. Phát huy vai trò của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội của xã, huyện thuộc vùng dự án xây dựng MHTD nhằm cộng tác chặt chẽ và hỗ trợ tối đa việc chuyển giao công nghệ, đôn đốc nông dân tham gia; thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyển giao thăm đồng, thăm mô hình để kiểm tra việc chuyển giao công nghệ và kết quả xây dựng MHTD.

6. Cơ quan chuyển giao phải đi sâu, đi sát nông dân để nắm tâm tư nguyện vọng của bà con vùng dự án và giám sát việc thực hiện các mô hình cũng như kết quả và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ; kịp thời giúp đỡ người dân về mặt kỹ thuật hay điều chỉnh hoạt động chuyển giao cho phù hợp.

7. Công khai rộng rãi các hoạt động của dự án chuyển giao công nghệ, các định mức kinh phí đầu tư theo thuyết minh dự án với Ủy ban nhân dân xã, cho các hộ tham gia thực hiện mô hình dự án để nông dân an tâm và tránh thắc mắc; đồng thời bàn bạc và giao quyền lựa chọn hộ tham gia dự án cho chính quyền và các đoàn thể địa phương trên cơ sở ưu tiên các đối tượng nông dân nghèo, thuộc diện chính sách, người dân tộc thiểu số trong vùng dự án xây dựng MHTD.

8. Cấp đủ và kịp thời kinh phí cho cơ quan chuyển giao KH&CN để họ có thể đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các công việc của dự án. Tránh việc cấp kinh phí chậm làm giảm uy tín của cơ quan chuyển giao đối với bà con nông dân do không thực hiện đúng kế hoạch, giảm hiệu quả công việc và mô hình dự án.

Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trên cũng chính là những điều kiện cần thiết đảm bảo đưa thành công trong việc chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất đời sống người dân vùng nông thôn, miền núi bằng MHTD.

Kết luận chƣơng 3

Trong chương 3, Luận văn đã khảo sát việc thực hiện thành công/không thành công mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi, trong đó:

- 1 mô hình trình diễn không thành công, đó là chuyển giao công nghệ ép dầu cải tại Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, có nguyên nhân từ việc không thực hiện đầy đủ các bước của mô hình trình diễn.

- 4 mô hình trình diễn thành công: chuyển giao công nghệ thâm canh cây bắp giống C919 tại cánh đồng Tum, thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận; chuyển giao công nghệ trồng chè tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Ðồn, tỉnh Bắc Kạn; chuyển giao công nghệ trồng Măng Bát độ tại tỉnh Yên Bái; chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò tại Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, có nguyên nhân đã thực hiện đầy đủ 7 bước của mô hình trình diễn.

KẾT LUẬN

Bằng việc nêu cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn, Luận văn đã chứng minh các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra:

- Giả thuyết chủ đạo: Sử dụng mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi.

- Các luận điểm cụ thể: có 2 nhóm rào cản nào về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi, đó là nhóm rào cản từ yếu tố tự nhiên (bao gồm: địa hình, đất đai, môi trường); nhóm rào cản từ yếu tố kinh tế - xã hội (bao gồm: phương thức canh tác, ngôn ngữ, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, chính sách, điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ, vốn đầu tư). Cần tiến hành 7 bước của mô hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi.

Các giả thuyết nghiên cứu đã được Luận văn chứng minh và không có giả thuyết nghiên cứu nào bị loại bỏ trong quá trình thực hiện Luận văn. Điểm này có ý nghĩa:

- Về mặt khoa học: mô hình trình diễn là một bộ phận của quá trình chuyển giao công nghệ;

- Về mặt thực tiễn:

+ Mô hình trình diễn được áp dụng đối với những trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ có những khó khăn về năng lực tiếp nhận công nghệ được thể hiện trên các mặt phương thức canh tác, ngôn ngữ, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ;

+ Mô hình trình diễn có thể được áp dụng đối với việc chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.

Hạn chế của Luận văn: do khuôn khổ có hạn, Luận văn chưa khảo sát

để chứng minh mô hình trình diễn có thể được áp dụng/không áp dụng đối với việc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Xuân Bí (2010), Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và

miền núi giai đoạn 2004-2010 ở Nghệ An, Tạp chí Thông tin KH&CN

Nghệ An, số 6/2010, tr.11-15

2. Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (2011) , Dự án “Tăng cường năng lực cho việc xây dựng, thực hiện và giám sát các chính

sách dân tộc - EMPCD”, Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng

dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số

3. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

4. Trần Văn Hải (2010), Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu

quả kinh tế của hợp đồng chuyển giao công nghệ, Tạp chí Hoạt động

khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 612 tháng 5.2010

5. Trần Văn Hải (2011), Thương mại hóa kết quả nghiên cứu – Tiếp cận

từ quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Hoạt động khoa học - ISSN 1859-4794

số tháng 4.2011.

6. Trần Văn Hải (2012), Xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ - Từ tiếp

cận so sánh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10/2012

7. Hoàng Văn Hoan (2010) Một số vấn đề quy hoạch đội ngũ cán bộ ở

các tỉnh miền núi hiện nay. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia.

8. Đức Hoàng (2010), Cởi trói cho thị trường chuyển giao công nghệ. Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

9. Đinh Sơn Hùng, Cao Ngọc Thành (2010), Chuyển giao công nghệ trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt

Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 3 (

10. Kỷ yếu Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới cơ chế chuyển giao tiến bộ khoa

học và công nghệ về nông thôn miền núi”, 7/11/2012, tại Hà Nội, do

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức.

11.Trần Đức Minh (2009), Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thủy sản bằng mô hình trình diễn (nghiên cứu

trường hợp Hải Phòng), Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN, Trường

Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2011, 2010

13.Đàm Bá Quang (2010), Kinh nghiệm ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi - Bài học từ thực

tiễn. KH&CN Thanh Hoá, số 1 /2010, tr. 24-26.

14.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật

Khoa học công nghệ.

15.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), uật Chuyển giao công nghệ

16.Trần Bình Trọng (2009), Khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,

nông thôn, Báo Nhân dân, số ra ngày 17/4/2009.

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)