9. Cấu trúc của Luận văn
2.4.2. Nguyên nhân khách quan
Về phía khách quan, mặc dù chúng ta đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch nhưng nhìn chung, cơ sở dạy nghề ít, trang bị sơ sài, đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung, vùng đồng bào dân tộc nói riêng thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp. Thêm vào đó là cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chồng chéo.
Từ thực tiễn chuyển giao KH&CN tại các vùng miền núi, một số dự án đã triển khai MHTD dạy nghề tại Ba Tơ, Quảng Ngãi và mô hình lò nung gas gốm sứ tại Bình Dương đã sâu sát tình hình thực tế và triển khai tại một số địa bàn thu được kết quả tốt. Kết quả thực hiện rút ra sau quá trình triển khai cũng phản ánh đầy đủ thực tế vướng mắc tại các xã miền núi, còn nhiều rào cản trong quá trình chuyển giao công nghệ. Song kết quả này cũng là dấu hiệu khẳng định cho một mô hình triển khai rất có hiệu quả tại các địa phương miền núi.
Thực tế chuyển giao KH&CN còn vướng nhiều khó khăn trong bất cập nhất là trong công tác triển khai, phổ biến cũng nhân rộng do nhiều đặc điểm đặc thù tại các vùng, xã miền. Bên cạnh những yếu tố đặc thù đó thì chính sách chung cũng như nhiều cơ chế cứng nhắc, chưa linh hoạt phần nào khó vận dụng vào các vùng miền núi, gây cản trở trong công tác chuyển giao KH&CN tại các địa phương này. Như vậy, cần môt mô hình ưu việt và phù hợp với đặc thù riêng của vùng miền và khắc phục các rào cảo như MHTD là vô cùng cần thiết.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, Luận văn đã khảo sát và nhận thấy:
Mặc dù kết quả chuyển giao công nghệ cho miền núi đã đạt được một số thành tựu nhất định, như xác định công nghệ phù hợp từng vùng, địa phương, thị hiếu người tiêu dùng; Đã hoàn thiện được quy trình kỹ thuật phù hợp địa phương, nhưng việc chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn miền núi vẫn còn một số dự án không thành công hoặc không đạt kết quả mong muốn. Thậm chí nội dung nghèo nàn, hàm lượng khoa học thấp. Luận văn cũng khảo sát và cho thấy có các rào cản trong việc tiếp nhận công nghệ ở miền núi, bao gồm:
Nhóm 1: rào cản từ điều kiện tự nhiên đến chuyển giao công nghệ ở vùng
miền núi, nhóm này bao gồm:
- Rào cản về địa hình; - Rào cản về đất đai; - Rào cản về môi trường;
Nhóm 2: rào cản từ điều kiện kinh tế - xã hội đến chuyển giao công
nghệ ở vùng miền núi, nhóm này bao gồm:
- Rào cản từ phương thức canh tác; - Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa; - Rào cản về dân trí;
- Rào cản về chất lượng nguồn nhân lực; - Rào cản về cơ chế chính sách;
- Rào cản về điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ; - Rào cản về vốn đầu tư.
CHƢƠNG 3.