Chuyển giao công nghệ ép dầu cải

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 70)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.3.1.Chuyển giao công nghệ ép dầu cải

Trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Cơ quan quản lý, phát triển dân tộc, miền núi Ấn Độ có hoạt động phối hợp thực hiện chuyển giao công nghệ ép dầu cải cho nông dân Việt Nam.

Tên công nghệ: Ép dầu cải;

Địa bàn thực hiện: Xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn;

Đơn vị chuyển giao: Cơ quan quản lý, phát triển dân tộc, miền núi Ấn

Độ (thông qua Công ty tư vấn).

Thời gian thực hiện: 2001 – 2005

Quá trình triển khai mô hình chuyển giao công nghệ được tiến hành thông qua các bước: trồng cải (giống mang từ Ấn Độ), thu hoạch, chế biến ép tinh dầu cải bằng máy (máy ép được nhập từ Ấn Độ).

Công nghệ được chuyển giao cho 10 hộ gia đình ở Mẫu Sơn, trước khi thực hiện các hộ gia đình đều được tập huấn chi tiết và được sự hỗ trợ, theo dõi, giám sát chặt chẽ của các đơn vị kỹ thuật trong quá trình trồng, chế biến ép dầu cải.

Qua 3 năm thực hiện với 3 vụ sản xuất, mô hình chuyển giao công nghệ đã không thành công khi, nông dân không tiếp thu được công nghệ (nếu không có hướng dẫn của chuyên gia kỹ thuật, không thực hiện được), sản lượng dầu cải thấp, chất lượng kém không thể bán trên thị trường.

Để tìm hiểu nguyên nhân của việc không thành công này, Luận văn xin lấy quy trình 7 bước thực hiện mô hình trình diễn để phân tích:

Bước 1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ, đây

được coi là bước quan trọng nhất, nhưng rất tiếc nó đã không được tiến hành, mà được thực hiện bởi ý chí chủ quan từ cơ quan quản lý KH&CN cấp trên. Thực tế, người dân miền núi không có nhu cầu sử dụng công nghệ này, vì tập quán canh tác của người dân chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gia đình và trao

đổi tại thị trường địa phương với quy mô nhỏ. Trong khi đó, giống cải của Ấn Độ không thích hợp vời điều kiện khí hậu, thời tiến dẫn đến chậm phát triển, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.

Bước 2. Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ

thuật, việc này có được tiến hành, nhưng hoạt động của tổ kỹ thuật lại có vấn

đề, đó là sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật của Ấn Độ, dẫn đến bất đồng ngôn ngữ (mặc dù có phiên dịch).

Bước 3. Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD, bước này được thực

hiện, nhưng rất tiếc đa phần các hộ được chọn lại là các hộ nghèo (vì mục tiêu chuyển giao công nghệ là xóa đói, giảm nghèo), trong thực tế cho thấy các hộ nghèo vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chính là năng lực trí tuệ, dẫn đến không thể tiếp thu công nghệ tiên tiến của Ấn Độ, mặt khác như bước 2 đã phân tích, việc bất đồng ngôn ngữ dẫn đến khó khăn của chuyên gia kỹ thuật trong việc hướng dẫn các hộ nghèo thực hiện mô hình trình diễn. Trong khi đó, quy trình chăm sóc cây cải phức tạp, nông dân khó tiếp thu, việc ép dầu bằng máy, nông dân khó vận hành, máy ép dầu cải quá đắt nông dân rất khó mua để dùng cho dù là với nhóm hộ, kỹ thuật bảo quản tinh dầu khó, nông dân không thực hiện đúng và đủ dẫn đến chất lượng thấp, không thể bán.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động, bước này có

được thực hiện.

Bước 5. Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ, bước

này có được thực hiện.

Bước 6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD, bước này có

được thực hiện, nhưng như đã phân tích việc đánh giá không kịp thời, dẫn đến việc không thể xử lý các khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện mô hình trình diễn, bởi vậy không thể điều chỉnh lại các bước sai lầm đã được tiến hành. Việc nghiệm thu đơn giản chỉ là việc công nhận sự thất bại.

Bước 7. Tổ chức nhân rộng MHTD đã được thử nghiệm thành công,

bước này không thể thực hiện vì mô hình này đã bị thất bại ngay trong quá trình tiến hành.

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 70)