9. Cấu trúc của Luận văn
2.3.2. Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau (có 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau)... Vì vậy nó tác động và hình thành nên đặc điểm tâm sinh lý lý, lối sống, ý thức tộc người… rất đặc thù của từng dân tộc. Tuy nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau, điều này đã tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa, và ngôn ngữ (theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực), từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng. Bên cạnh những bản sắc giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng, địa phương cũng tồn tại một số tập quán sản xuất, đời sống còn mang tính lạc hậu, ít phù hợp và trở thành rào cản đối với sự phát triển.
Về đặc điểm văn hóa, mỗi dân tộc thiểu số đều có đặc điểm văn hóa đặc trưng, có các phong tục tập quán riêng biệt. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
Trong đặc điểm về văn hóa tổ chức cộng đồng của các dân tộc thiểu số ở nước ta, nổi bật là sự tồn tại của chế độ gia đình mẫu hệ ở nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Nhìn chung, ở các dân tộc thiểu số nước ta vẫn đang tồn tại song song cả 3 hình thức tổ chức của gia đình theo chế độ mẫu hệ, chế độ phụ hệ và chế độ song hệ. Trong đó, phổ biến nhất là chế độ gia đình phụ hệ; từ người Việt đa số đến các tộc người thiểu số cư trú ở các vùng miền như Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Mông, Brũ, Ta-ioh, Katu, Mạ, Stiêng, Hoa, v.v. đều theo chế độ gia đình phụ hệ từ lâu. Chế độ gia đình song hệ chỉ phổ biến ở các tộc người Sedang, Bahnar, Gié-Triêng, Hrê thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro- Asiatic) ở Bắc Tây Nguyên, và ở người Khmer Nam Bộ. Còn chế độ mẫu hệ thì phổ biến ở các tộc người Chăm, Jarai, Êđê, Raglai, Churu thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian), cư trú ở Nam Trung Bộ – Tây Nguyên, và ở các tộc người M’nông, K’ho thuộc ngữ hệ Nam Á, cư trú ở Nam Tây Nguyên bên cạnh các tộc người Nam Đảo.
Trong đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số nước ta, sự đề cao vai trò của cộng đồng cũng như vai trò của già làng, trưởng bản cũng là một đặc điểm đáng lưu ý. Hiện cả nước ta có 56/63 tỉnh, thành phố, 463 huyện và 5453 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống theo cộng đồng tại các thôn, bản, phum sóc.
Hạn chế về ngôn ngữ cũng là một trong những lý do cản trở các hộ DTTS tiếp cận với các nguồn lực và thích nghi với sự thay đổi trong phương thức sản xuất cũng như cơ chế thị trường. DTTS không nói được tiếng việt tốt có khả năng nghèo nhiều gấp 1,9 lần so với DTTS nói được tiếng việt và 7,8 lần so với nhóm Kinh-Hoa theo báo cáo đánh giá nghèo DTTS của VASS. Nghiên cứu của CAF 2008 đã chỉ ra rằng các hộ thuộc nhóm DTTS ở vùng Tây nguyên, khả năng tiếng Việt hạn chế và ở xa trung tâm xã và huyện làm tăng thêm chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm dân tộc đa số và thiểu số.