9. Cấu trúc của Luận văn
1.3.1. Khái niệm mô hình trình diễn
Mô hình là hình mẫu, điển hình hoá những mối quan hệ đặc trưng quan trọng nhất mang tính bản chất của các sự vật và hiện tượng, của các quá trình diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
Do tính chất điển hình hoá, nên khi nói đến mô hình người ta dễ hình dung ra những đặc trưng quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng và những mối liên hệ chủ yếu của bản thân sự vật đó. Vì vậy, có thể thử nghiệm mô hình đó
vào thực tiễn và nhân rộng nó trở thành phổ biến hoặc có thể thu hẹp, xoá bỏ nếu thấy mô hình đó kém hiệu quả, không phù hợp với thực tiễn. [29;51]
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau. Theo quan niệm của nhiều cơ quan chuyển giao công nghệ, MHTD kỹ thuật cần có các đặc trưng sau:
- Là hình mẫu tối ưu (đã qua thử nghiệm) về một giải pháp sản xuất; - Phải có tính đại diện cho vùng có điều kiện tương tự;
- Phải ứng dụng được các kết quả nghiên cứu vào sản xuất; - Phải đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Để giúp cho người dân phát triển sản xuất và xoá đói giảm nghèo, việc xây dựng các mô hình sản xuất là rất cần thiết vì các lý do sau đây:
- Thực tế đã khẳng định, muốn làm giàu trong sản xuất nông, lâm nghiệp thì không thể sản xuất theo kiểu quảng canh, tự cấp, tự túc mà phải áp dụng các kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất theo hướng hàng hoá.
- Để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển đổi phương thức canh tác nhằm phù hợp với thực tế sản xuất. Ví dụ, hiện nay khi diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, việc duy trì số lượng đàn bò là rất khó khăn nếu vẫn thực hiện phương thức chăn thả truyền thống như trước đây. Do vậy, việc xây dựng các mô hình nuôi bò bán thâm canh là cần thiết để hướng dẫn cho người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhằm thích ứng với tình hình mới của thực tiễn sản xuất để phát triển sản xuất chăn nuôi bò.
- Đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện sinh thái để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ví dụ, các mô hình vườn đồi, mô hình trồng rau... ở trung du và miền núi.
- Nhằm tạo cho người dân ý thức và hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là phát triển kinh tế phải quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường,
không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, mô hình chăn nuôi kết hợp với Bioga ...
- Tạo ra những hình mẫu về sản xuất để tổ chức các chuyến tham quan học tập, các lớp tập huấn hay hội nghị đầu bờ nhằm chuyển giao rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất theo cách "nông dân tự chuyển giao cho nông dân".
- Để ứng dụng những kỹ thuật mới trước khi phổ biến ra diện rộng. Góp phần khẳng định tính khả thi của một phương án sản xuất để giai đoạn tiếp theo chỉ cần tiếp tục bổ sung chứ không phải mày mò thử nghiệm mà có thể yên tâm phát triển trên diện rộng khi có vốn đầu tư và có thị trường tiêu thụ sản phẩm.