Chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 82)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.4.4. Chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò

Trong mục này, Luận văn xin khảo sát việc chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò bằng mô hình trình diễn.

Bƣớc 1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ

Huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) có tổng diện tích tự nhiên là 23.493,83 ha, trong đó: diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới một phần ba. Đây là lợi thế cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Trong những năm qua, nghành chăn nuôi của huyện Si Ma Cai đã góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp theo hướng tích cực,

từng bước làm thay đổi đời sống của nhân dân các dân tộc vùng cao. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chăn nuôi còn chậm, năng suất, chất lượng và giá trị số lượng sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay tổng đàn gia súc của toàn huyện là 40.462 con, trong đó đàn bò 2.575 con.

Do thiếu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt vào mùa đông, bên cạnh đó phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế. Chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình, chưa đầu tư phát triển thành nghề sản xuất hàng hoá.

Bởi vậy, nhu cầu về việc tìm đủ nguồn thiếu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt vào mùa đông, tìm được giống bò phù hợp với điều kiện khí hậu, tập quán chăn nuôi của đồng bào miền núi, để nâng chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình, đến phát triển thành quy mô sản xuất hàng hoá là yêu cầu quan trọng nhằm xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bƣớc 2. Chọn địa điểm xây dựng MHTD và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật

Địa điểm được chọn để tiến hành mô hình trình diễn là các xã Mản Thẩn, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai.

Đơn vị phụ trách kỹ thuật: Phòng NN&PTNT huyện Si Ma Cai

Bƣớc 3. Chọn hộ nông dân để xây dựng MHTD

40 hộ gia đình nông dân 2 thôn Sảng Chải và Sẻ Nàng Cảng (thuộc xã Mản Thẩn, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai) tham gia, các hộ được lựa chọn với các tiêu chí:

- 15 hộ thuộc diện nghèo, 25 hộ thuộc diện trung bình và khá;

- 17 hộ đã có kinh nghiệm thành công trong việc chăn nuôi bò, 23 hộ có chăn nuôi bò nhưng đã từng gặp thất bại trong chăn nuôi bò, ví dụ để bò chết vì bệnh, vì rét...

Bƣớc 4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động

Phòng NN&PTNT huyện Si Ma Cai đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng Đề án Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2010 – 2015, đồng thời tiến hành vận động nhân dân đổi mới phương thức chăn nuôi, chủ động trồng thức ăn cho gia súc. Năm 2010, huyện đã trồng thử nghiệm 10 ha cỏ VA06, năm 2011 trồng nhân rộng 13 ha, năm 2012 thực hiện trồng 32 ha cỏ Va06 theo nguồn vốn 30a nhằm dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông, đến nay trên địa bàn huyện đã có trên 100 ha cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia súc. Số cỏ này không những đủ cho số hộ nông dân được chọn tham gia mô hình trình diễn sử dụng, mà còn nhân rộng sang các hộ khác sử dụng.

Mô hình trình diễn được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: nguồn vốn chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò, chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, nguồn hỗ trợ của tổ chức Samaritan” s Purse, nguồn vốn 30A...

Bƣớc 5. Tổ chức thực hiện MHTD và giám sát đánh giá định kỳ

Các hộ dân tham gia mô hình trình diễn được hỗ trợ làm chuồng, trồng cỏ VA06, tập huấn nâng cao năng lực chăn nuôi bò, tập huấn cho đại diện của 10 hộ nông dân thành 10 thú y viên, được cung cấp tủ thuốc thú y. Nhờ vậy đến hết năm 2011, đã có 37/40 con bò sinh được 37 bê con, 3 con bò đang có chửa, 22 bê con đã được chuyển giao từ các hộ pha 1 sang các hộ pha 2.

Nhờ làm tốt công tác tập huấn (kỹ thuật chăm sóc bò, kỹ thuật trồng cỏ do Phòng nông nghiệp huyện tổ chức). Người dân đã từng bước áp dụng những kiến thức được học vào chăn nuôi, nhiều hộ gia đình đã biết cách ủ thức ăn, làm và vệ sinh chuồng trại thường xuyên nên bò phát triển tốt và không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

Bƣớc 6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MHTD

Mô hình trình diễn được đánh giá là thành công, huyện Si Ma Cai đang tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá nhằm đảm bảo tiêu thụ trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Bước 7. Tổ chức nhân rộng MHTD đã được thử nghiệm thành công

Từ việc thành công của mô hình trình diễn, huyện còn chỉ đạo phòng NN&PTNT phối hợp với tổ chức Samaritan” S Purse nhân rộng mô hình trình diễn cho các xã trong huyện và nhân rộng sang huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, để thực hiện chính sách lấy chăn nuôi đại gia súc là hướng đi chính nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.

Có thể khẳng định việc phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi đúng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân mà còn khắc phục được tập quán lạc hậu như thả rông gia súc, chăn nuôi gia súc không đúng quy trình kỹ thuật, khắc phục được tình trạng chất thải gia súc làm ảnh hưởng tới môi trường sống, một vấn đề khá nan giải tại các xã của huyện Si Ma Cai trước đây.

Một phần của tài liệu Khắc phục rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ ở miền núi đồng bằng mô hình trình diễn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)