9. Cấu trúc của Luận văn
1.2.2. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ ở miền núi
Đặc điểm của vùng dân tộc và miền núi của Việt Nam khá đa dạng và phong phú, có thể khái quát như sau:
Vùng dân tộc và miền núi chiếm gần ¾ diện tích tự nhiên, bao gồm gồm 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (19 tỉnh miền núi vùng cao (có đồng bào dân tộc thiểu số), 22 tỉnh miền núi (có đồng bào dân tộc thiểu số) và 10 tỉnh đồng bằng (có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống)). Vùng có vị trí quan trọng vì có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới; là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng phục vụ cho sự phát triển đất nước; là khu vực đầu nguồn của những con sông lớn, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên đây cũng là vùng điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, bị chia cắt nhất là các tỉnh miền núi. [18;31]
Ngoài những đặc điểm chung, địa bàn còn những khu vực điều kiện tự nhiên đặc thù: có những vùng với địa hình chủ yếu là núi cao hiểm trở, chia cắt phức tạp, tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao lưu đi lại khó khăn như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung (khu vực dãy Trường Sơn); có vùng địa hình đồng bằng, núi thấp như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, một phần của Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam bộ… Các yếu tố điều kiện tự nhiên này có ảnh hưởng không nhỏ (kể cả thuận lợi và khó khăn) cho phát triển nguồn nhân lực.
Vùng dân tộc và miền núi chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là phổ biến, sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển. Các điều kiện về hạ tầng kinh tế, kỹ thuật còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống: còn gần 3% các xã đặc biệt khó khăn chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống giao thông thôn bản chủ yếu là đường đất, dân sinh, trong khi khoảng cách từ thôn, bản đến các trung tâm xã rất xa (có nơi hơn 50km); 5% số xã chưa có điện và 30% số hộ chưa được dùng điện lưới quốc gia; hạ tầng thủy lợi, thông tin, liên lạc… còn nhiều khó khăn, bất cập.
Một số dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn tập quán du canh, du cư… .Đất đai rộng, nhiều tài nguyên khoáng sản song tốc độ phát triển kinh tế kém, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, có nơi rất cao so với bình quân chung của cả nước. Điều này đã dẫn đến vùng dân tộc và miền núi nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng có trình độ phát triển thấp hơn so với mặt bằng của cả nước (nhất là chất lượng nguồn nhân lực).
Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau (có 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau)... .Vì vậy nó tác động và hình thành nên đặc điểm tâm sinh lý, lối sống, ý thức tộc người… đặc thù của từng dân tộc. Tuy nhiên do các dân tộc sống xen kẽ nhau, điều này đã tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa và ngôn ngữ (theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực), từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng. Bên cạnh những bản sắc giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng, địa phương cũng tồn tại một số tập quán sản xuất, đời sống còn mang tính lạc hậu, ít phù hợp và trở thành rào cản đối với sự phát triển.
Vùng dân tộc và miền núi thường là khu vực đầu nguồn, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của phát triển kinh tế: các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi, quá mức cho phép, gây ô nhiễm; rừng bị khai thác và chặt phá kiệt quệ; sự di dịch cư của các dân tộc (trong nội vùng và giữa vùng này, địa phương này với vùng khác, địa phương khác) không được kiểm soát gây ra các xáo trộn bất lợi… tác động tiêu cực từ tập quán sản xuất (chăn thả rông, chặt phá rừng…) đến đời sống… Những tác nhân nêu trên đã và đang làm cho môi trường sinh thái và môi trường sống vùng dân tộc và miền núi bị ô nhiễm. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của vùng.
Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là bộ phận quan trọng cấu thành nên nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Hiện cả nước có 53 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn 51/63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã công bố Việt Nam có 12.251.436 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 14,27% dân số cả nước và chiếm gần 18% dân số của vùng dân tộc miền núi.
Lao động trong vùng dân tộc và miền núi chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là 2 vùng có số lượng và tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất cả nước là trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (lao động nông nghiệp chiếm trên 70%); công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có nhưng không nhiều. Cơ cấu này có sự cách biệt rất xa nếu so sánh với cơ cấu bình quân chung giữa nông nghiệp - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ của cả nước (cơ cấu cả nước là 51,9% - 21,5% - 26,5%). [18;33]
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực vùng dân
tộc và miền núi. Trí lực là thành tố quan trọng trong việc hình thành và quyết
định chất lượng nguồn nhân lực. Để đánh giá về trí lực, cần xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó vấn đề trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật được xem như là 2 tiêu chí cơ bản để nghiên cứu, phân tích:
Tỷ lệ dân số không biết chữ còn khá cao, trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc có khoảng 12,7% dân số, đặc biệt đối với khu vực nông thôn miền núi là 14,7%, cao nhất cả nước (toàn quốc là 6,5%, trong đó khu vực nông thôn là 8,0%). Vùng Tây Nguyên có 11,73% dân số không biết chữ, khu nông thôn miền núi là 14,5%, cao thứ hai cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 8,4% dân số không biết chữ, khu nông thôn là 9,1%, cao thứ 3 cả nước. Đối tượng không biết chữ chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi cao (trên 40 tuổi), một số địa phương có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (từ 15 trở lên) không biết chữ cao như: Lai Châu - 42,6%, Hà Giang - 34,5%, Điện Biên - 32,4%, Gia Lai - 19,5%, Kon Tum - 15,5%...
Đối với trình độ học vấn của lực lượng lao động trong độ tuổi. Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 58,6% dân số độ tuổi từ 15 trở lên chỉ có trình độ từ tiểu học trở xuống (10,3% chưa đi học, 22,7% chưa tốt nghiệp tiểu học; 25,6% đã tốt nghiệp tiểu học); 23,1% tốt nghiệp trung học cơ sở và 18,3% tốt nghiệp trung học phổ thông. Vùng Tây Nguyên: 65,5% dân số có độ tuổi từ 15 trở lên chỉ có trình độ từ tiểu học trở xuống (8,9% chưa đi học, 25,7% chưa tốt nghiệp tiểu học; 30,9% đã tốt nghiệp tiểu học; 20,8% tốt nghiệp trung học cơ sở và 13,7% tốt nghiệp trung học phổ thông. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 75,0% dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ từ tiểu học trở xuống (6,6% chưa đi học, 32,8% chưa tốt nghiệp tiểu học; 35,6% đã tốt nghiệp tiểu học); 14,3% tốt nghiệp trung học cơ sở và 10,7% tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong khi đó, toàn quốc là: 5,1% chưa đi học, 22,7% chưa tốt nghiệp tiểu học; 27,6% tốt nghiệp tiểu học; 23,7% tốt nghiệp trung học cơ sở và 20,8% tốt nghiệp trung học phổ thông; khu vực Đồng bằng sông Hồng là: 2,2% chưa đi học, 15,8% chưa tốt nghiệp tiểu học; 18,9% tốt nghiệp tiểu học; 33,0% tốt nghiệp trung học cơ sở và 30,1% tốt nghiệp trung học phổ thông.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi nhìn chung thấp, song trình độ học vấn của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số lại càng thấp hơn. Ngoài 2 dân tộc Tày và Mường có dân số từ 10 tuổi trở lên không biết đọc biết viết chiếm tỷ lệ thấp (Tày - 5,1%, Mường - 5,5%), các
dân tộc thiểu số còn lại tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết rất cao: Thái - 18,1%, Khmer - 24,4%, Mông - 54%, các dân tộc thiểu số còn lại là 22,4%. Tỷ lệ này của dân tộc Kinh chỉ có 3,8%. [2;50].
Như vậy các rào cản trong việc tiếp nhận công nghệ được chuyển giao ở miền núi được thể hiện trên các mặt:
Nhóm 1: rào cản từ điều kiện tự nhiên đến chuyển giao công nghệ ở vùng
miền núi, nhóm này bao gồm:
- Rào cản về địa hình; - Rào cản về đất đai; - Rào cản về môi trường.
Nhóm 2: rào cản từ điều kiện kinh tế - xã hội đến chuyển giao công
nghệ ở vùng miền núi, nhóm này bao gồm:
- Rào cản từ phương thức canh tác; - Rào cản về ngôn ngữ;
- Rào cản về dân trí;
- Rào cản về chất lượng nguồn nhân lực; - Rào cản về cơ chế chính sách;
- Rào cản về điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ; - Rào cản về vốn đầu tư.
Do giới hạn của khuôn khổ Luận văn, đề tài này chỉ khảo sát các rào cản thuộc nhóm 2, đó là rào cản từ điều kiện kinh tế - xã hội đến chuyển giao công nghệ ở vùng miền núi.