Ưu, nhược điểm của hình thức kinh doanh chốt giá bảo vệ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê INTIMEX Nha Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai (Trang 87)

a. Ưu điểm:

Kinh doanh chốt giá bảo vệ là một công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản rằng, để đảm bảo kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước không bị lỗ trong tình hình giá lên xuống chập chờn, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê sẽ mua bán một lượng cà phê trên thị trường tương lai, nhờ khoản lãi trên thị trường tương lai có thể bù trừ khoản lỗ trên thị trường hàng thực.

b. Nhược điểm:

- Hình thức kinh doanh chốt giá bảo vệ có khả năng loại trừ các cơ hội thực hiện những ưu thế khi thị trường thuận lợi. Nói cách khác, chốt giá bảo vệ một mặt làm giảm đi các khoản lỗ nhưng mặt khác nó cũng làm giảm đi các khoản lãi tiềm năng.

- Trong mỗi trường hợp, quá trình một chủ thể loại trừ rủi ro chính là quá trình mà họ dựa trên quan điểm rằng sẽ có những sự kiện không mong muốn xảy ra trên thị trường. Nói một cách khác, quá trình làm giảm thiểu rủi ro chính là một đánh cuộc rằng sẽ có những điều không tốt đẹp sẽ diễn ra trên thị trường.

- Bảo hộ rủi ro được dựa trên nguyên tắc là giá giao ngay thay đổi theo cùng một chiều hướng và với cùng một mức độ giống như giá giao sau (tức là nếu giá giao sau tăng 10USD/tấn thì giá giao ngay cũng tăng 10USD/tấn và ngược lại, nếu

giá giao ngay giảm một lượng nào đó thì giá giao sau cũng giảm một lượng tương ứng). Tuy nhiên, trên thực tế, giá giao ngay và giá giao sau tuy thay đổi theo cùng một chiều hướng nhưng mức độ lại khác nhau, lấy ví dụ 1.1 trong chương 1 để xét:

Ngữ cảnh 3: Giá cà phê giao sau tăng 20USD/tấn vào thời điểm thu hoạch tháng 7, đạt mức giá 2060USD/tấn, nhưng giá cà phê giao ngay chỉ tăng 10USD/tấn:

Bảng 2.8: Xác định hiệu quả thuần của hai giao dịch giao sau và giao ngay

Giao ngay Giao sau

Tháng 4 Vị thế Mua Bán

Giá 2000 USD 2040 USD

Tháng 7 Vị thế Bán Mua

Giá 2010 USD 2060 USD

Lãi/lỗ ròng (+/-) +10 USD -20 USD

Hình 2.1: Khoản lãi giao ngay không bù trừđược cho lỗ vị thế bán giao sau – vị thế bán giao sau bị lỗ ròng 10USD/tấn

Hình 2.1 minh họa kết quả xảy ra nếu giá giao sau tăng 20USD/tấn nhưng giá giao ngay chỉ tăng 10USD/tấn. Trong trường hợp này, vị thế bán giao sau lỗ 20USD/tấn (bán 2040USD/tấn vào tháng 4 và mua lại 2060USD/tấn vào tháng 7).

$ Vị thế mua lãi 10USD Vị thế bán lỗ 20USD 2060 2040 2010 2000 Thời gian Tháng 4 Tháng 7 Giao sau Giao ngay

Vị thế mua giao ngay lãi 10USD/tấn (do giá giao ngay tăng 10USD/tấn, từ 2000USD/tấn lên 2010USD/tấn). Như vậy khi bù trừ khoản lãi giao ngay cho khoản lỗ giao sau thì vị thế bán giao sau vẫn bị lỗ ròng 10USD/tấn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê INTIMEX Nha Trang khi tham gia thị trường cà phê tương lai (Trang 87)