Hiện nay, trên thế giới có 2 sàn giao dịch cà phê tương lai chủ yếu là CSCE (Coffee, Sugar & Cocoa Exchange) trực thuộc NYBOT (New York Board of Trade) – giao dịch cà phê chè Arabica và LIFE (London International Financial Futures Exchange) – giao dịch cà phê vối Robusta.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối Robusta nên nông dân, nhà kinh doanh, nhà sản xuất có thể thực hiện giao dịch trên thị trường LIFFE – là thị trường giao dịch hàng hóa, đặt tại London – trực thuộc NYSE Euronext, các giao dịch có thể thực hiện thông qua các Công ty kinh doanh, Công ty môi giới của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới nhưng các doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với tập quán mua bán quốc tế theo hợp đồng tương lai. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quen với phương thức bán hợp đồng chốt giá sau. Hàng được giao lên tàu ở cảng xuất nhưng giá cả vẫn chưa quyết định. Cách này rất mạo hiểm vì nhiều doanh nghiệp luôn phải chịu thiệt do không có đủ thông tin thị trường và thường chốt giá sai thời điểm.
Năm 2004, ngành công nghiệp cà phê Việt Nam mới bắt đầu tham gia vào sàn giao dịch LIFFE, với tiên phong là Công ty xuất nhập khẩu ĐakLak (Inexim ĐakLak). Như ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: “Về lộ trình để các doanh nghiệp tham gia thị trường này, bước đầu đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) thực hiện thí điểm một năm “giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa với tư cách là trung gian môi giới”. Đó là về phía ngân hàng. Còn Vicofa sẽ phối hợp với các chuyên gia về thị trường LYFFE (London) và cùng Techcombank báo cáo Bộ Thương mại cho thực hiện thí điểm vài doanh nghiệp lớn, có khả năng tài chính và nghiệp vụ thực hành giao dịch trên thị trường kỳ hạn. Qua đó sẽ rút ra kinh nghiệm cũng như có những đề xuất khả thi cho việc phát triển sâu rộng hơn.”
Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam giao dịch với thị trường kỳ hạn Luân Đôn thông qua ngân hàng Techcombank. Nhưng trên thực tế, Techcombank cũng chỉ là môi giới từ Việt Nam tới các thành viên của sàn giao dịch Luân Đôn. Thông qua hệ thống điện tử do bên nước ngoài cung cấp, Techcombank nhận lệnh khách hàng của Việt Nam, sau đó khớp lệnh với thành viên của sàn giao dịch. Tất nhiên, những doanh nghiệp qua môi giới của Techcombank phải trả phí và ký quỹ.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK CÀ
PHÊ INTIMEX NHA TRANG KHI THAM GIA
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cà phê Intimex Nha Trang (INTIMEX NHA TRANG JSC) là thành viên của Công ty cổ phần tập đoàn Intimex (INTIMEX HOCHIMINH). Được thành lập ngày 19 tháng 12 năm 2008 theo Quyết định số 368 TCT-HĐQT/QĐ ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Tổng công ty cà phê Việt Nam, INTIMEX NHATRANG JSC gồm 03 cổ đông sáng lập chính sau (Trong đó Công ty cổ phần tập đoàn Intimex Hồ Chí Minh nắm giữ 51% vốn điều lệ):
Công ty cổ phần tập đoàn Intimex.
Công ty DATC (Debt and Asset Trading Corporation - công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) trực thuộc Bộ Tài chính.
Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Intimex Nha Trang Import Export Joint Stock Company Tổng giám đốc: Ngô Xuân Nam
Phó tổng giám đốc: Đỗ Thị Chiên Logo công ty:
Mã số thuế: 4200236666 Điện thoại: 058-3831079 Fax: 058-3831077
Địa chỉ: 38B Nguyễn Biểu – Phường Vĩnh Hải – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.
Email: intimex@gmail.com Trang chủ: http://058-381079
Từ khi thành lập đến nay, cùng với nỗ lực không ngừng, Intimex Nha Trang JSC đã trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xuất
khẩu hàng nông sản tại Việt Nam, đồng thời từng bước khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.