CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG 2.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Mục đích cuối cùng của bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường là thu được lợi nhuận, đạt được hiệu quả cao nhất. Các công ty phải làm sao để phát triển, mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, tức là kết quả năm sau phải cao hơn năm trước.
Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sẽ cho thấy hiệu quả hoạt động trong kỳ, qua đó giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ. Từ đó, đề ra chiến lược kinh doanh nhằm phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, đưa công ty ngày càng phát triển hơn.
Dưới đây là bảng tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2012:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của INTIMEX Nha Trang JSC qua các năm
ĐVT: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 DT thuần về BH&CCDV 1.401.473.326.695 2.473.165.597.983 3.183.112.416.399 +1.071.692.271.288 +76,47 +709.946.819.000 +28,71 2 Giá vốn hàng bán 1.389.999113.482 2.458.338.246.292 3.131.395.288.676 +1.068.339.132.810 +76,86 +673.057.042.000 +27,38 3 LN gộp về BH&CCDV 11.474.213.213 14.827.351.691 51.717.127.723 +3.353.138.478 +29,22 +36.889.776.030 +248,80 4 Doanh thu HĐTC 17.134.019.946 39.402.167.832 8.145.399.200 +22.268.147.886 +129,96 -31.256.768.630 -79,33 5 Chi phí tài chính 7.394.603.415 16.993.271.480 15.149.970.491 +9.598.668.065 +129,81 -1.843.300.990 -10,85 6 Chi phí bán hàng 6.517.404.446 11.973.022.051 14.912.189.912 +5,455,617,605 +83,71 +2.939.167.860 +24,55 7 Chi phí QLDN 7.990.307.592 12.542.676.730 16.328.723,017 +4.552.369.138 +56,97 +3.786.046.280 +30,19 8 LN thuần từ HĐKD 6.705.917.706 12.720.549.262 13.471.643.503 +6.014.631.556 +89,69 +751.094.240 +5,90 9 Thu nhập khác 281.648.691 1.863.364.078 154.964.104 +1.581.715.387 +561,59 -1.708.399.974 -91,68 10 Chi phí khác 113.769.729 741.245.867 468.346.400 +627.476.138 +551,53 -272.899.467 -36,82 11 Lợi nhuận khác 167.878.962 1.122.118.211 -313.382.296 +954.239.249 +568,41 -1.435.500.507 -127,93 12 Tổng LNKT trước thuế 6.873.796.668 13.842.667.473 13.158.261.207 +6.968.870.805 +101,38 -684.406.270 -4,94 13 Thuế TNDN hiện hành 713.688.866 3.540.925.429 2.140.901.118 +2.827.236.563 +396,14 -1.400.024.311 -39,54 14 LN sau thuế TNDN 6.160.107.802 10.301.742.044 11.017.360.089 +4.141.634.242 +67,23 +715.618.040 +6,95
15 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2.464 4.121 4.132 +1.657 +67,25 +11 0,27
Nhận xét:
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế: của công ty tương đối cao và cũng có sự biến động trong 3 năm. Cụ thể: lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 6.968.870.805 đồng tương đương tăng 101% so với năm 2010; nhưng sang năm 2012 lại giảm xuống 4,94% so với năm 2011, chỉ còn 13.158.261.207 đồng. Bên cạnh đó lợi nhuận khác cũng có sự biến động mạnh, năm 2011 tăng đáng kể 954.239.249 đồng tương đương 568% so với năm 2010 nhưng sang đến năm 2012 lại giảm mạnh, giảm 1.435.500.507 đồng tương ứng với tỷ lệ 127,93% so với năm 2011.
Doanh thu thuần: từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh;
năm 2011 đạt 2.473.165.597.983 đồng so với năm 2010 tăng 1.071.692.271.288 đồng tương đương tăng 76,47%. Sang năm 2012 cũng tăng lên nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn, chỉ tăng 28,71% (so với năm 2011), đạt 3.183.112.416.399 đồng.
Giá vốn hàng bán: qua các năm của công ty cũng tăng lên tương ứng với sự
tăng lên của doanh thu, năm 2011 tăng 1.068.339.132.810 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 77% so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt 3.131.395.288.676 đồng, tăng lên 673.057.042.000 đồng tương đương với tỷ lệ 27,38%.
Lợi nhuận gộp: do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty tăng
mạnh nhưng tốc độ tăng của 2 chỉ tiêu doanh thu thuần và giá vốn hàng bán gần như đồng bộ nên lợi nhuận gộp cũng tăng nhưng không đột biến với tỷ lệ 29% năm 2011 so với năm 2010. Nhưng sang đến năm 2012, lợi nhuận gộp tăng đột biến với tỷ lệ tăng 248,8% so với năm 2011. Đó là do thị trường cà phê của công ty ngày càng mở rộng và với khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thu nhập khác và Chi phí khác: có sự biến động qua các năm. Thu nhập
khác năm 2011 tăng mạnh (tăng 1.581.715.387 đồng tương ứng với tỷ lệ 561,59% so với năm 2010) nhưng sang năm 2012 lại giảm đáng kể (giảm 1.708.399.974 đồng tương đương với tỷ lệ 91,68% so với năm 2011). Đồng thời Chi phí khác cũng có sự biến động tăng giảm không đồng đều, cụ thể: năm 2011 chi phí khác tăng lên 551,53% so với năm 2010 nhưng sang năm 2012 lại giảm xuống 36,82% so với năm 2011.
2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của INTIMEX Nha Trang JSC qua các năm 2010-2012
ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 2010 2011 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Lợi nhuận trước thuế 6.873.796.668 13.842.667.473 13.158.261.207 +6.968.870.805 +101,38 -684.406.270 -4,94
2. Tổng DT và thu nhập 1.418.888.995.000 2.514.431.129.000 3.191.412.779.000 +1.095.542.134.000 +77,21 +676.981.650.000 +26,92
3. VKD bình quân 111.036.869.500 181.677.366.200 217.490.397.500 +70.640.496.700 +63,62 +35.813.031.300 +19,71
4. Vốn CSH bình quân 23.183.405.210 27.511.077.590 32.598.934.510 +4.327.672.380 +18,67 +5.087.856.920 +18,49
5. Doanh lợi tổng vốn (=1/3) 0,0619 0,0762 0,0605 +0,0143 +23,10 -0,0157 -20,60
6. Doanh lợi vốn CSH (=1/4) 0,1671 0,5032 0,4036 +0,3361 +201,14 -0,0996 -19,79
7. Doanh lợi doanh thu (=1/2) 0,0048 0,0055 0,0041 +0,0007 +14,58 -0,0014 -25,45
2.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI
2.4.1 Khái quát về thị trường tương lai của công ty
Đối với Intimex Nha Trang JSC, tham gia kinh doanh trực tiếp trên thị trường tương lai chỉ thực sự bắt đầu từ tháng 3/2010 (trong khi công ty đã ký hợp đồng với Techcombank từ tháng 2/2009). Trước đó, công ty chỉ tham gia một cách gián tiếp thông qua các hợp đồng chốt giá sau. Tuy nhiên, việc tham gia mua bán trực tiếp cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ, công ty vẫn chưa thể tham gia mua bán hoàn toàn trên thị trường này. Điều đó cũng có nghĩa là công ty chưa thể dùng hàng thực của mình để bán trên thị trường kỳ hạn cũng như chưa thể mua cà phê trên thị trường kỳ hạn để bán ra thị trường hàng thực. Dưới đây là hai phương thức mua bán thông qua thị trường tương lai của công ty.
2.4.2 Tham gia gián tiếp thông qua hợp đồng chốt giá sau
Đối với Intimex Nha Trang JSC, giao dịch trực tiếp trên thị trường tương lai còn rất mới mẻ. Hơn nữa, tại cùng một thời điểm giá cà phê trong nước (giá mua nội địa) thường có xu hướng cao hơn giá cà phê trên thị trường thế giới (giá Outright); do vậy, hầu hết lượng cà phê nhân xuất khẩu của công ty được bán thông qua hợp đồng chốt giá sau.
Hợp đồng chốt giá sau: là hình thức cho phép người mua hoặc người bán chốt giá tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng. Giá kỳ hạn thường căn cứ vào giá trên Sàn giao dịch hàng hóa London (Liffe), tức là 2 bên mua và bán thỏa thuận một mức trừ hay cộng (difenrentials) dựa trên giá chuẩn robusta giao dịch ở sàn Liffe để hai bên quyết định giá theo thỏa thuận khi thấy an toàn cho các vị thế mua hay bán của mình. Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng, bên mua sẽ áp dụng giá “trừ lùi”. Chính vì thế, hai bên có cơ hội giảm thiểu rủi ro rất lớn khi giá đi nghịch với dự đoán của mình. Các thương vụ kiểu này được gọi là hợp đồng có giá “chốt sau” (price to be fixed).
2.4.2.1 Hợp đồng mua hàng giữa Intimex Nha Trang và Bero Coffee Singapore PTE, Ltd PTE, Ltd
HỢP ĐỒNG SỐ 11-25/12/BS
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 28-10-2012 Người bán: Intimex Nha Trang Import Export Coffee Joint Stock Company
38B Nguyễn Biểu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam Người mua: Bero coffee Singapore PTE, Ltd
76A Amoy Street, Singapore
Bên mua và bên bán cùng đồng ý ký kết hợp đồng này với những điều khoản và điều kiện dưới đây:
1. Tên hàng: Cà phê Robusta Việt Nam loại 2 2. Phẩm chất, quy cách:
Độ ẩm: tối đa 13% Tạp chất: tối đa 1% Hạt đen, vỡ: tối đa 5%
Cỡ hạt: tối đa 10% dưới sàng 13 Không được có hạt mốc, hạt lên men
3. Số lượng: 96 tấn (+/-1%) (đúng bằng 1600 túi)
4. Giá: giá sẽ được chốt theo thị trường Liffe tháng 1/2013 trừ đi 30 USD/tấn. Lệnh chốt giá sẽ được gửi đến cho bên mua trước ngày thông báo đầu tiên. Trong trường hợp bên bán không gửi lệnh chốt giá của mình cho bên mua, giá sẽ được tự động chốt ngẫu nhiên tại mức giá thị trường. Giá được dựa trên giá FOB. Tất cả thuế và phí bên trong lãnh thổ Việt Nam do bên bán chịu.
5. Giao hàng: muộn nhất ngày 15 tháng 12 năm 2012 hoặc theo thông báo giao hàng của bên mua.
FOB Thành phố Hồ Chí Minh
6. Thanh toán: bằng điện chuyển tiền, thanh toán ngay khi bên bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp với hướng dẫn giao hàng và phụ lục của bên mua. Trong trường hợp hợp đồng chưa được chốt giá tại thời điểm giao hàng thì giá tạm tính được tính theo 70% trị giá hợp đồng.
7. Kiểm định:
- Kiểm định khối lượng và chất lượng của Cafe Control - GSP form A (giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A)
- Tiêu chuẩn chất lượng: ISO 6673/1983, ISO 4150/1980, ISO 3310- 2/1990, TCVN4334/2001, TCVN4193/2005
- Bên mua có thể mời cơ quan kiểm định thứ 2 để kiểm tra nhưng chi phí bên mua phải chịu
8. Phạt: bên bán hoặc bên mua sẽ bị phạt 10% giá trị hợp đồng trong trường hơp tự ý hủy một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Trong trường hợp thiệt hại do bên hủy hơp đồng gây ra lớn hơn 10% thì bên hủy hợp đồng phải có trách nhiệm bồi thường khoản thiệt hại thực tế, nếu không thanh toán tiền phạt trong khoảng thời gian đã được thỏa thuận bởi 2 bên, bên chịu thiệt hại có quyền khiếu nại lên tòa án.
9. Điều khoản khác: theo các điều kiện của hợp đồng cà phê châu Âu, trọng tài: HAMBURG.
a. Phân tích hợp đồng mua hàng giữa Intimex Nha Trang JSC và Bero Coffee Singapore PTE, Ltd:
Từ hợp đồng mua hàng nêu trên, ta thấy so sánh với một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường trong thanh toán quốc tế là tương tự nhau ở một số điều khoản. Nhìn chung, các điều khoản trong hợp đồng đã được quy định tương đối chặt chẽ như: tên hàng; quy cách, phẩm chất được quy định phù hợp với các tiêu chuẩn của mặt hàng cà phê; số lượng (có dung sai, vì mặt hàng cà phê thường bị hao hụt trong quá trình vận chuyển); giao hàng (quy định ngày giao hàng muộn nhất). Đặc biệt, hợp đồng quy định rõ điều khoản phạt (trường hợp bị phạt, mức phạt) và điều khoản trọng tài.
Tuy nhiên, vì mặt hàng kinh doanh là cà phê và theo phương thức chốt giá nên trong hợp đồng có những điểm khác như:
- Thứ nhất, điều khoản giá cả: ở đây không có giá cụ thể mà là giá căn cứ theo giá trên thị trường LIFFE tùy theo tháng giao dịch mà hai bên thỏa thuận, cụ thể: giá được xác định dựa theo giá thị trường LIFFE tháng 1/2013.
- Thứ hai, mức trừ lùi là 30 USD/tấn. Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. Trong trường hợp này, mức trừ lùi là 30 USD/tấn, và giá tương lai tháng 1/2013 vào phiên giao dịch ngày chốt giá (28/11/2012) là 1902 USD/tấn; có nghĩa là bên bán chỉ nhận được số tiền là: 1902 -30 = 1872 USD/tấn.
Phân tích chi tiết điều khoản giá của hợp đồng: Theo quy định, giá cà phê tương lai LIFFE là giá trả cho một lượng cà phê với tiêu chuẩn theo quy định của Sàn giao dịch LIFFE, được giao vào một thời điểm nhất định (tháng giao hàng – tháng giao dịch), đến một cảng hay kho được chỉ định bởi Sở giao dịch LIFFE (có quy định danh sách cảng/kho cụ thể). Trong khi đó, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đa số đều theo 3 tiêu chuẩn sau: loại 1 sàng 18 (R1/18), loại 1 sàng 16 (R1/16), loại 2 sàng 13 (R2/13). Trong đó, loại R2/13 là phổ biến nhất. Về thời hạn giao hàng, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cũng thường muốn giao hàng sớm hơn so với tháng giao hàng của thị trường tương lai. Và cuối cùng, do năng lực cạnh tranh kém trong dịch vụ vận chuyển đường biển nên có thể nói gần như 100% cà phê xuất khẩu của Việt Nam đều xuất theo điều kiện giao hàng FOB. Chính vì vậy, so sánh giữa cà phê xuất khẩu của Việt Nam với tiêu chuẩn về cà phê được giao tại Sàn giao dịch LIFFE có sự chênh lệch các yếu tố sau: tiêu chuẩn hàng, lưu kho, bảo quản, phí vận chuyển, bảo hiểm, quản lý… Chính các yếu tố này đã cấu thành nên MỨC TRỪ LÙI (Differential). Đối với cùng một tháng giao dịch thì giá của hợp đồng chốt giá bao giờ cũng thấp hơn giá của hợp đồng tương lai một mức trừ lùi, độ lớn của mức trừ lùi do bên mua và bên bán thỏa thuận với nhau. Như vậy, có thể hiểu rằng thay vì thương lượng với nhau về giá cả, giờ đây người bán và người mua thương lượng với nhau về mức trừ lùi.
b. Lệnh chốt giá:
Trong thời gian từ ngày ký hợp đồng cho đến trước ngày thông báo đầu tiên (First notice day) của giao hàng tháng 1 (trong trường hợp này là từ ngày 28-12- 2012 đến ngày 1-1-2013), người bán phải thực hiện lệnh chốt giá. Nếu trong khoảng thời gian này mà bên bán không thực hiện lệnh chốt giá thì giá sẽ được chốt ngẫu nhiên theo mức giá thị trường, tức là giá sẽ được chốt tại mức giá đóng cửa ngày
31-12-2012. Lệnh chốt giá có thể được người bán chuyển cho người mua thông qua các hình thức như: fax, điện thoại, email,… Khi thực hiện lệnh chốt giá, bên bán có thể chốt hết toàn bộ số lượng lô hàng hoặc chốt làm nhiều lần với những mức giá khác nhau. Trong trường hợp này, Intimex Nha Trang JSC gửi lệnh chốt giá cho bên mua Bero Coffee Singapore Pte Ltd qua email, thực hiện việc chốt giá cho toàn bộ lô hàng, và bên mua đã xác nhận với nội dung như sau:
From: Bero Coffee Singapore Pte Ltd
To: Intimex Nha Trang Import Export Coffee Joint Stock Company Re: Contract no 11-25/12/BS
We herewith cofirm the following fixations: Vietnam Robusta
Price fixation on 28-11-2012 10 lots x jan 2013 at 1.902,00 USD/1000kg Average of all fixations: 10 lots 1.902,00
Differential: 30,00
---
Final-price: 1.872,00 USD/1000kg Regards
Bero Coffee Singapore Pte Ltd 29.11.2012
2.4.2.2 Phân tích việc chốt giá giữa Intimex Nha Trang JSC và Bero Coffee Singapore Pte Ltd
Như ta thấy ở trên, vào ngày 28-11-2012, công ty cảm thấy có lãi khi bán tại mức giá này thì công ty đã thực hiện lệnh chốt giá với đối tác là Bero Coffee Singapore Pte Ltd. Thời điểm chốt giá là ngày 28-12-2012, nằm trong khoảng thời gian yêu cầu. Thông qua lệnh chốt giá này, bên mua Bero Coffee Singapore Pte Ltd biết được mức giá cuối cùng của hợp đồng và xác định được tổng số tiền phải thanh toán cho bên bán Intimex Nha Trang JSC.
Trường hợp này, thời điểm chốt giá (28-11-2012) là trước ngày giao hàng thực tế (15-12-2012) nhưng nếu thời điểm chốt giá là sau ngày giao hàng thực tế (giả sử chốt giá vào ngày 20-12-2012) thì sẽ có điểm gì khác? Bởi khi hàng được giao
xong; bên bán sẽ có nhu cầu luân chuyển vốn (để thu mua cà phê cho những hợp đồng khác) nhưng bên mua không có cơ sở để thanh toán cho bên bán toàn bộ trị giá hợp đồng (do giá của hợp đồng vẫn chưa được chốt); nên sau khi bên bán giao hàng xong thì bên mua phải thanh toán cho bên bán theo giá ứng trước. Theo quy định chung, giá ứng trước khoảng 70% đến 80% x (Giá đóng cửa tháng giao dịch