Kết quả xác định nồng độ acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 66)

Sargassum polycystum

Tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 2.5, mục 2.4.2.1_b. Thu được kết quả thể hiện trên hình 3.3 như saụ

Hình 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ acid đến hàm lượng đường khử tạo thành

Nhận xét:

Từ kết quả nghiên cứu trên hình 3.3 cho thấy, hàm lượng đường khử tạo thành trong quá trình thủy phân phụ thuộc vào hàm lượng acid sunfuric bổ sung. Khi nồng độ acid tăng thì hàm lượng đường khử cũng tăng và đạt cực đại tại nồng độ 3% (35.67 mg). Từ nồng độ 4% trở đi, hàm lượng đường khử có xu hướng giảm dần (ở 4% thì hàm lượng đường khử trung bình là 31.6 mg, còn ở nồng độ 6% hàm lượng đường khử xác định được chỉ là 18.33 mg).

Có sự khác biệt giữa các mẫu được thể hiện qua các chữ cái a, b, c, d, cd, ẹ Hàm lượng đường khử tạo thành khi bổ sung acid ở nồng độ 2% (34.4 mg) và 3% (35.67 mg) gần tương đương nhau qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Thảo luận

Quá trình thủy phân rong nâu bằng acid là do sự xúc tác của: nhiệt độ và acid làm cho các liên kết trong các hợp phần cao phân tử bị phân cắt, sau đó sản phẩm thủy phân được tách ra khỏi cơ chất và khuếch tán vào trong dung dịch, dẫn đến tăng độ hòa tan của các phân tử trong nước.

Nồng độ acid quá thấp sẽ tạo điều kiện không thuận lợi cho phản ứng thủy phân, hàm lượng các đường hòa tan tạo thành sẽ không triệt để.

Khi bổ sung acid đến một lượng nhất định thì hàm lượng các polysaccharide như: laminarin, fuccoidin đã phân giải một lượng lớn so với hàm lượng có sẵn trong nguyên liệụ

Nồng độ acid quá cao sẽ phá hủy bản chất của các đường đơn, làm suy giảm hàm lượng các đường này trong dịch thủy phân. Đồng thời, nếu nồng độ cao thì mức độ ăn mòn thiết bị tăng, gây lãng phí trong quá trình sản xuất ở quy mô lớn.

Từ các số liệu và phân tích ở trên cho ta thấy khi thủy phân rong nâu bằng acid sunfuric đậm đặc ở nồng độ 2% thì hiệu suất thủy phân là tốt hơn cả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 66)