Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu S.polycystum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 68)

Sargassum polycystum

Tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 2.6, mục 2.4.2.1_c. Thu được kết quả thể hiện trên hình 3.4 như saụ

Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân tới hàm lượng đường khử tạo thành

Nhận xét:

Kết quả phân tích (hình 3.4) cho thấy, nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể trong quá trình thủy phân rong nâu bằng acid sunfuric.

Cụ thể, ở nhiệt độ thấp 1000C, hàm lượng đường khử chỉ là 22.7 mg. Khi thay đổi nhiệt độ thì hàm lượng đường khử càng tăng và đạt cực đại tại 1200C (hàm lượng đường khử là 41.5 mg gấp 1.8 lần so với kết quả tại 1000C).

Tuy nhiên, nếu tăng nhiệt độ lên 1250C thì hàm lượng đường khử có xu hướng giảm với tốc độ giảm không đáng kể (40.06 mg).

Có sự khác biệt giữa các mẫu được thể hiện bằng các chữ cái a, b, c. Trong đó, kết quả hàm lượng đường khử là tương đương nhau tại các cặp thời điểm: 1000C và 1050C; 1100C và 1150C; 1200C và 1250C qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Thảo luận

Kết quả trên có thể được giải thích như sau:

Rong nâu phơi khô nên hàm lượng chất khô sẽ tăng, khi cắt và xay nhỏ thì cấu trúc tế bào của rong một phần bị phá vỡ. Đây là điều kiện thuận lợi để acid có thể ngấm sâu và tăng cường tiếp xúc với cơ chất. Khi nhiệt độ càng cao thì các tế bào rong nâu giản nở tối đa nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thủy phân cũng như khuếch tán các đường đơn ra ngoài dung dịch.

Hoạt lực xúc tác của acid sunfuric càng tăng khi nhiệt độ thủy phân càng tăng. Vì vậy, các liên kết cao phân tử sẽ nhanh chóng bị bẽ gãỵ Nhiệt độ thủy phân thấp thì khả năng tương tác giữa cơ chất và chất xúc tác yếu hơn, khả năng tương tác lên các liên kết cao phân tử cũng kém hơn, nên phản ứng thủy phân diễn ra chậm hơn, do đó hàm lượng đường khử tạo thành ít hơn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao thì một phần các đường đơn sẽ bị phá hủy trong môi trường acid, vì vậy có sự giảm hàm lượng đường khử khi tăng nhiệt độ thủy phân.

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân rong Nâu khô Sargassum polycystum bằng acid sunfuric đậm đặc ở nồng độ 2%, cho phép chúng ta chọn nhiệt độ thủy phân ở 1200C là thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 68)