Kết quả xác định acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu S.polycystum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 64)

Sargassum polycystum

Tiến hành bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 2.4, mục 2.4.2.1_ạ Thu được kết quả thể hiện trên hình 3.2 như sau:

Hình 3.2. Sự thay đổi hàm lượng đường khử khi thủy phân bằng các loại acid khác nhaụ

Nhận xét:

Từ kết quả của hình 3.2 cho thấy, khi thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu

Sargassum polycystum bằng các loại acid khác nhau thu được hàm lượng đường khử cũng khác nhaụ

Cụ thể hàm lượng đường khử tạo thành của mẫu thủy phân không bổ sung acid là thấp hơn so với 2 mẫu thủy phân có bổ sung acid.

- Mẫu thủy phân không bổ sung acid có kết quả là 2.3 mg. - Mẫu thủy phân bằng acid ascorbic thu được 16.67 mg.

- Mẫu thủy phân bằng acid sunfuric thu được 29 mg. Đây là dung môi cho kết quả cao nhất trong các loại dung môi được chọn làm thí nghiệm.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy mẫu thủy phân bằng acid sunfuric cho hàm lượng đường khử cao gấp 1.8 lần so với mẫu thủy phân bằng acid ascorbic và gấp 12.6 lần so với mẫu không bổ sung acid.

Giữa các mẫu có sự khác biệt được thể hiện qua các chữ cái a, b, c qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

Thảo luận

Kết quả trên có thể được giải thích như sau:

Mục đích chính của quá trình thủy phân rong nâu là nhằm cắt đứt các liên kết glucocid trong các hợp chất cacbonhydrat để tạo thành các monosaccharide hòa tan, đồng thời cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khuếch tán các đường hòa tan vào dịch thủy phân. Tuy nhiên, các đường hòa tan này lại nằm bên trong cấu trúc rong mà cấu trúc ngoài của rong chủ yếu là cellulosẹ

Cellulose là một hợp phần cao phân tử, đơn vị mắc xích là các β-D-glucosẹ Cellulose do các mắc xích β-D-Glucose liên kết với nhau bằng liên kết 1.4 Glucozit do vậy liên kết này thường không bền trong các phản ứng thủy phân.

Trong môi trường nước nhiệt độ cao tốc độ thủy phân của cellulose rất chậm. Nhưng trong môi trường acid thì phản ứng này diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Vì vậy các liên kết bên ngoài tế bào bị cắt đứt, tạo điều kiện cho các đường hòa tan được

khuếch tán ra dịch thủy phân. Vì vậy hàm lượng đường khử xác định được ở 2 mẫu thủy phân bằng acid là cao đáng kể so với mẫu không bổ sung aicd.

Ngoài cellulose, các polysaccharide khác như laminarin, fuccodan cũng dễ bị thủy phân trong môi trường acid. Vì vậy hàm lượng các đường đơn tạo thành và khuếch tán vào dịch thủy phân càng nhiềụ

Có sự khác nhau giữa 2 mẫu thủy phân acid là do hoạt độ xúc tác của acid sunfuric cao hơn nên các liên kết cao phân tử bị bẻ gãy nhiều hơn, tạo điều kiện cho các sản phẩm thủy phân cũng như các đường hòa tan được giải phóng triệt để hơn.

Từ các số liệu và phân tích ở trên cho ta thấy khi sử dụng acid sunfuric làm dung môi xúc tác thì quá trình thủy phân rong nâu diễn ra triệt để và hiệu quả thủy phân cao hơn cả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thủy phân Cacbonhydrat từ rong nâu (Sargassum polycystum) bằng phương pháp hóa học và ứng dụng dịch thủy phân trong sản xuất Ethanol sinh học (Trang 64)