nâu Sargassum polycystum
ạ Bố trí thí nghiệm lựa chọn loại acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu
Sargassum polycystum thích hợp
Mục đích
Theo một số tài liệu cho thấy, acid ascorbic và acid sunfuric có khả năng thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu để tạo ra các đường có khả năng lên men ethanol. Vì vậy tôi tiến hành thí nghiệm với 2 acid: acid sunfuric và acid ascorbic.
Cách tiến hành
Chuẩn bị 3 mẫu thí nghiệm.
Thủy phân ở cùng điều kiện - Khối lượng mẫu: 5g.
- Nhiệt độ thủy phân: 1100C. - Thời gian thủy phân: 100 phút.
Mỗi mẫu cân 5g rong nâu khô đã được xử lý, xay nhỏ. Cho vào bình tam giác 250ml. Sau đó cho thêm 100ml nước cất. Tiến hành bọc kín bình, đem thủy phân ở nhiệt độ 1100C , thời gian 100 phút với các mẫu như sau: mẫu 1 (không bổ sung acid), mẫu 2 ( bổ sung 1% acid sunfuric), mẫu 3 (bổ sung 1% acid ascorbic). Tiếp đó lọc loại bã và xác định hàm lượng đường khử của các mẫu dịch lọc. Từ đó lựa chọn acid thích hợp cho thủy phân rong nâụ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định loại acid thủy phân thích hợp.
Rong nâu khô
Phân loại, xay nhỏ (m=5g)
Bổ sung nước(V=100ml)
Thủy phân
(t0=1100C, T=100 phút)
Lọc
Kiểm tra lượng đường khử
Acid sunfuric 1% Không có acid Acid ascorbic 1%
b. Bố trí thí nghiệm xác định nồng độ acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu Sargassum polycystum
Mục đích
Sau khi lựa chọn được loại acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu
Sargassum polycystum thích hợp, tôi tiến hành thí nghiệm xác định nồng độ acid thủy phân. Xác định được nồng độ acid nhằm nâng cao hiệu suất thủy phân và tiết kiệm hóa chất cũng như chi phí thực hiện.
Cách tiến hành
Chuẩn bị 7 mẫu thí nghiệm.
Thủy phân ở cùng điều kiện: - Khối lượng mẫu: 5g.
- Nước cất bổ sung: 100 ml. - Nhiệt độ thủy phân: 1100C. - Thời gian thủy phân: 100 phút.
- Loại acid: kết quả thí nghiệm mục 2.4.2.1_ạ
Mỗi mẫu cân 5g rong nâu khô đã được xử lý, xay nhỏ. Cho vào bình tam giác 250ml. Sau đó cho thêm 100ml nước cất. Sau đó bổ sung loại acid đã được xác định ở thí nghiệm mục 2.4.2.1_a với 7 mẫu ở các nồng độ tương ứng: 0.5%; 1%; 2%; 3%; 4%; 5%; 6%. Tiến hành bọc kín bình, đem thủy phân ở nhiệt độ 1100C, thời gian 100 phút. Tiếp đó lọc loại bã và xác định hàm lượng đường khử của các mẫu dịch lọc. Từ đó lựa chọn nồng độ acid thích hợp cho quá trình thủy phân cacbonhydrat rong nâu Sargassum polycystum.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ acid thủy phân thích hợp.
Lọc
Kiểm tra lượng đường khử Chọn nồng độ acid thích hợp Thủy phân (t0=1100C, T=100 phút) 1% 2% 3% 4% 5% 0.5% 6%
Rong nâu khô
Phân loại, xay nhỏ (m=5g)
Bổ sung nước(V=100ml)
c. Bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu
Sargassum polycystum
Mục đích
Sau khi lựa chọn được loại acid, nồng độ acid thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu Sargassum polycystum thích hợp, tôi tiến hành thí nghiệm xác định nhiệt độ thủy phân. Xác định được nhiệt độ tối ưu để quá trình thủy phân diễn ra với hiệu suất cao nhất, giảm hao mòn thiết bị, an toàn trong sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí nhất.
Cách tiến hành
Chuẩn bị 5 mẫu thí nghiệm.
Thủy phân ở cùng điều kiện: - Khối lượng mẫu: 5g.
- Nước cất bổ sung: 100ml.
- Loại acid: kết quả thí nghiệm mục 2.4.2.1_ạ - Nồng độ acid: kết quả thí nghiệm 2.4.2.1_b. - Thời gian thủy phân: 100 phút.
Mỗi mẫu cân 5g rong nâu khô đã được xử lý, xay nhỏ. Cho vào bình tam giác 250ml. Sau đó cho thêm 100ml nước cất. Sau đó bổ sung loại acid đã xác định ở thí nghiệm mục 2.4.2.1_a với nồng độ thích hợp đã xác định ở thí nghiệm 2.4.2.1_b. Tiến hành bọc kín bình, đem thủy phân trong thời gian 100 phút, với 5 mẫu ở các khoảng nhiệt độ tương ứng: 1000C; 1050C; 1100C; 1150C; 1200C và 1250C. Tiếp đó lọc loại bã và xác định hàm lượng đường khử của các mẫu dịch lọc. Từ đó lựa chọn nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu Sargassum polycystum bằng acid.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp.
Thủy phân (T=100 phút)
1000C 1050
C 1100C 1150C 1200C 1250C
Lọc
Kiểm tra lượng đường khử
Chọn nhiệt độ thủy phân thích hợp
Rong nâu khô
Phân loại, xay nhỏ (m=5g)
Bổ sung nước(V=100ml)
d. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu
Sargassum polycystum
Mục đích
Sau khi lựa chọn được loại acid, nồng độ acid và nhiệt độ thủy phân phù hợp nhất, tôi tiến hành bố trí thí nghiệm lựa chọn thời gian thủy phân. Thời gian thủy phân ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thủy phân và của ethanol. Nếu thời gian thủy phân ngắn thì không cắt mạch được hết các liên kết glucozit của các hợp chất cacbonhydrat trong nguyên liệu, nhưng nếu thời gian thủy phân quá dài, dịch thủy phân sẽ bị lẫn nhiều tạp, gây bất lợi cho các công đoạn saụ Vì vậy cần phải bố trí nghiệm xác định thời gian thủy phân phù hợp nhất để nâng cao hiệu suất thủy phân và tiết kiệm chi phí nhất.
Cách tiến hành
Chuẩn bị 5 mẫu thí nghiệm.
Thủy phân ở cùng điều kiện: - Khối lượng mẫu: 5g.
- Nước cất bổ sung: 100ml.
- Loại acid: kết quả thí nghiệm mục 2.4.2.1_ạ - Nồng độ acid: kết quả thí nghiệm 2.4.2.1_b. - Nhiệt độ thủy phân: kết quả thí nghiệm 2.4.2.1_c.
Mỗi mẫu cân 5g rong nâu khô đã được xử lý, xay nhỏ. Cho vào bình tam giác 250ml. Sau đó cho thêm 100ml nước cất. Sau đó bổ sung loại acid đã xác định ở thí nghiệm mục 2.4.2.1_a với nồng độ thích hợp đã xác định ở thí nghiệm 2.4.2.1_b. Tiến hành bọc kín bình, đem thủy phân ở nhiệt độ đã xác định được ở thí nghiệm 2.4.2.1_c, với 5 mẫu ở các khoảng thời gian tương ứng: 60 phút; 90 phút; 120 phút; 150 phút và 180 phút. Tiếp đó lọc loại bã và xác định hàm lượng đường khử của các mẫu dịch lọc. Từ đó lựa chọn thời gian thích hợp cho quá trình thủy phân cacbonhydrat trong rong nâu Sargassum polycystum bằng acid.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian thủy phân thích hợp.
Thủy phân
60 phút 90 phút 120 phút 150 phút 180 phút
Lọc
Kiểm tra lượng đường khử
Chọn thời gian thủy phân thích hợp
Rong nâu khô
Phân loại, xay nhỏ (m=5g)
Bổ sung nước(V=100ml)