Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 63)

VI- Nhóm chỉ tiêu về mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S Sensitivity to Market risk)

3- Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM.

chiến lược quản trị rủi ro của NHTM.

Rủi ro thị trường là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập, vốn của VPBank do những biến động bất lợi của các mức giá, giá trị có liên quan trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro giá và rủi ro lãi suất. Đây là 3 loại rủi ro thị trường chính mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động.

• Trước hết về rủi ro về tỷ giá.

RRTG làm phát sinh rủi ro về tiền tệ cho ngân hàng. Đây là loại rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. VPBank được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VND. Trong khi đó cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn của VPBank bao gồm cả các ngoại tệ khác (như USD, EUR, AUD,...) do đó có phát sinh rủi ro tiền tệ.

Với giả định các biến số, đặc biệt là lãi suất, không thay đổi, bảng dưới đây cho biết mức độ ảnh hưởng tới BCKQHĐKD tại các thời điểm cuối năm 2013 và 2012 của VPBank trong TH:

- VND tăng 2% so với USD. (Đơn vị triệu VND)

Mức độ ảnh hưởng tới BCKQHĐKD sau thuế

Năm 2013 Năm 2012

USD 114 834 3 886

(Nguồn BC thường niên 2012 của VPBank)

- Trong trường hợp giảm 2% so với USD sẽ cho kết quả ngược lại.

Để hạn chế những rủi ro về tiền tệ, VPBank đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của ngân hàng và các quy định của NHNNVN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày với các chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

• Thứ hai là rủi ro giá chứng khoán.

Rủi ro về giá chứng khoán phát sinh từ những chứng khoán do VPBank nắm giữ. VPBank theo dõi các chứng khoán trong danh mục đầu tư dựa trên các chỉ số thị trường và các khoản đầu tư trọng yếu trong danh mục đầu tư đều được quản lý riêng rẽ. Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư của VPBank bị ảnh hưởng bởi rủi ro giá thị trường phát sinh từ sự không chắc chắn về những biến động của giá thị trường tương lai của các chứng khoán này.

Phương pháp quản lý rủi ro giá chứng khoán vốn mà ngân hàng đã và đang áp dụng hiện nay là đa dạng hóa danh mục đầu tư kết hợp với thận trọng trong việc lựa chọn các chứng khoán đầu tư trong hạn mức quy định.

• Cuối cùng, rủi ro lãi suất là rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập và vốn của VPBank do những biến động bất lợi của lãi suất.

Rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Các hoạt động chính của VPBank tạo ra rủi ro lãi suất gồm: hoạt động cho vay, huy động, đầu tư.

Đây là loại rủi ro thường hay xảy ra vì vậy việc đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện thường xuyên. Trên thực tế VPBank đo lường dựa trên mô hình tái định giá (Repricing Model) để phân tích và xem xét thông qua 2 cách thức chính:

- Phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng: dựa trên phương pháp tính lãi cộng dồn do thay đổi về lãi suất theo các kịch bản khác nhau. Cách thức phân tích thay đổi về thu nhập lãi ròng được xem xét tác động trong ngắn hạn.

- Phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế (EVE): giá trị này thể hiện tác động của các biến động về lãi suất lên giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ trong nội bảng và các tài sản trên bảng mục ngoại bảng. Cách thức phân tích ảnh hưởng giá trị vốn kinh tế được xem xét tác động trong dài hạn tới VPBank đối với những biến động của lãi suất.

Bảng dưới đây cho thấy mức độ ảnh hưởng tới BCKQHĐKD và VCSH của ngân hàng trong vòng 1 năm với giả định lãi suất huy động và cho vay tăng tại thời điểm 31/12

Đơn vị triệu VND

Mức tăng lãi suất giả định Mức độ ảnh hưởng tới BCKQHĐKD sau thuế Mức độ ảnh hưởng tới VCSH 31/12/2013 VND 3% (230 565) (230 565) USD 1.5% (49 410) (49 410) 31/12/2012 VND 3% 120 459 120 459 USD 1.5% 9804 9 804

(Nguồn BC thường niên 2013 của VPBank)

Xét cho cùng mục tiêu của việc quản lý rủi ro thị trường là quản lý và kiểm soát các nguy cơ về rủi ro thị trường trong giới hạn có thể chấp nhận được đồng thời tối đa hóa lợi ích thu được trên rủi ro. Hiện nay công tác quản lý rủi ro thị trường của VPBank được thực hiện tại phòng Quản trị Rủi ro thị trường thuộc Khối quản trị rủi ro. Phòng Quản trị Rủi ro thị trường chịu trách nhiệm xây dựng chi tiết các chính sách, quy trình, công cụ, hướng dẫn phương pháp đo lường rủi ro thị trường, đề xuất hạn mức rủi ro thị trường độc lập trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện giám sát hạn mức rủi ro thị trường hàng ngày/hàng tháng theo quy định.

Từ năm 2012, Chính sách quản lý rủi ro thị trường ban hành đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hệ thống công cụ, giới hạn rủi ro thị trường kiểm soát hoạt động kinh doanh (trading book) và các trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng (banking book). Với các công cụ sử dụng kiểm soát như hạn mức trạng thái ngoại tệ ròng, hạn mức thay đổi của danh mục đầu tư trên một điểm cơ bản (Present value of a basis point - PV01), hạn mức chênh lệch dòng tiền, kỳ hạn và đo lường chênh lệch kỳ hạn (theo mô hình Repricing - Khe hở định giá lại).

Trong tương lai, khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng và mức độ sẵn có của dữ liệu đã sẵn sàng, Ngân hàng sẽ áp dụng các phương pháp ưu việt hơn như Value at Risk (VaR), Mô phỏng Monte Carlo… để đo lường chính xác mức độ rủi ro và xác định mức phân bổ vốn cần thiết để bù đắp rủi ro thị trường theo các chuẩn mực của Basel II.

Ngoài ra công tác dự báo diễn biến thị trường đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro thị trường của ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường phối hợp với các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu để đưa ra những dự báo nhận biết những thay đổi tiềm ẩn trên thị trường. Từ đó,giúp VPBank có cơ sở đầy đủ để quyết định những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Trong thời gian tới, VPBank sẽ chủ động nghiên cứu các mô hình đo lường rủi ro đối với các công cụ phái sinh để đảm bảo sẵn sàng kiểm soát các loại rủi ro này khi ngân hàng quyết định cung ứng những sản phẩm này trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, nhóm đã sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank và đề xuất một số giải pháp, đồng thời đề cập đến chiến lược của chính ngân hàng VPBank để cải thiện hoạt động của mình. Nhìn chung, năm 2013 VPBank đã có những con số ấn tượng đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội so với những năm trước đó, thể hiện công tác quản trị của VPBank là khá tốt tuy vẫn còn những thiếu sót. Qua đó, nhóm thấy sự cần thiết phải phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bởi nếu chỉ nhìn vào những con số tuyệt đối trong báo cáo tài chính thì không thể đưa ra những nhận xét, đánh giá hợp lý để đưa ra giải pháp cho ngân hàng được, mà cần phải tính toán những chỉ tiêu từ những con số tuyệt đối đó, so sánh ngang, dọc với mức chuẩn nhất định thì mới đưa ra được kết luận tương đối chính xác cho ngân hàng. Cụ thể, nhóm đã sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, như đã trình bày ở phần B – là mô hình được sử dụng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và được coi như một chuẩn mực trong phân tích, đánh giá tổ chức tài chính. Tuy nhiên, mô hình này còn khá mới mẻ trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, vì vậy bài phân tích của nhóm còn nhiều điều thiếu sót và rất mong thầy giáo sẽ đưa ra nhận xét, góp ý để bài nhóm em được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w