Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 44)

IV- Phân tích khả năng sinh lời-E

3- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM

NIM = Thu nhập lãi thuần / Tổng tài sản sinh lời x 100%

Trong đó :Tổng tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt tại quỹ + Tài sản cố định +Tài sản có khác ).

Ta cóbảng: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) Đơn vị :Triệu VND

2011 2012 2013

NIM(%) 2.79 3.47 3.96

Thu nhập lãi thuần 2,045,109 3,063,033 4,082,587

Tổng tài sản sinh lời 73,402,301 88,381,382 103,196,550

Tổng tài sản 82,817,947 102,673,090 121,264,370

Tiền mặt tại quỹ 1,020,923 799 402 1,549,351

Tài sản cố định 370 704 458 197 447 406

Tài sản có khác 8,024,019 13,034,109 16,071,063

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí.

Có thể thấy chỉ số NIM của VPBank trong cả 3 năm có xu hướng liên tục tăng, cao nhất vào năm 2013 ở mức 3.96%, tăng 1.17% so với năm 2011 và 0.49% so với năm 2012, đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng ngày càng tối đa hóa được các nguồn thu từ lãi đồng thời giảm thiểu được chi phí trả lãi.

Chỉ tiêu này tăng lên là do thu nhập lãi thuần và tổng tài sản sinh lời đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản sinh lời. Cụ thể tổng tài sản sinh lời năm 2013 là 103,196,550 triệu VND tăng 38,446,423 triệu VND (tương đương 46.42%) so với năm 2011 và 14,815,168 triệu VND, tương ứng 16.76% so với năm 2012 (mức tăng này chủ yếu từ sự đóng góp ở danh mục cho vay khách hàng và danh mục chứng khoán vì vậy đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững của tài sản trong các năm tiếp theo), trong khi đó thu nhập lãi thuần năm 2013 là 4,082,587 triệu VND đã tăng 2,037,478 triệu VND gần gấp đôi năm 2011 và tăng 1,019,554 triệu VND (tương ứng 33.29%) so với 2012. Có được mức tăng trưởng lãi thuần như vậy là là sự cố gắng không ngừng cả về chất và lượng của ngân hàng qua từng giai đoạn. Năm 2012, VPBank liên tục đưa ra nhiều chương trình, gói sản phẩm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn như gói tín dụng ưu đãi 5000 tỷ đồng, 100 triệu USD, gói sản phẩm SME success…đến năm 2013 ngân hàng tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng như thẻ VPBank Lady, VPBizcard, VPBank Smartcash… và hàng loạt các sản phẩm khác cho từng phân khúc khách hàng của ngân hàng, đặc biệt là tập trung vào các khách hàng phụ nữ, giới trẻ, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác ngân hàng cũng tăng cường đầu tư mở rộng chi nhánh, áp dụng các công nghệ thông tin mới, nhờ đó đã làm tăng kết quả kinh doanh cũng như nguồn thu cho ngân hàng.

Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi phí lãi và các chi phí tương tự.

Thu nhập lãi và các khoản tương đương lại được tạo ra từ các khoản mục sau :

Đơn vị: triệu VND 2011 2012 2013

Thu nhập lãi và các khoản thu nhâp tương tự 9,539,693 10,340,939 11,125,177 Thu nhập lãi tiền gửi 1,982,286 1,618,639 790 353 Thu nhập lãi từ cho vay khách hàng 5,648,461 5,723,016 7,331,992 Thu lãi từ kinh doanh,đầu tư chứng khoán nợ 1,880,590 2,766,615 2,888,357

Thu nhập khác 28 356 232 669 114 545

( Nguồn :Báo cáo thường niên của VPBank năm 2013, 2012) Khoản mục này tăng 1,585,484 triệu VND (16.62%) từ năm 2011 đến 2013 trong đó giai đoạn 2012 – 2013 tăng 784 238 triệu VND (7.58%).

Có thể thấy rằng trong khi thu nhập lãi tiền gửi giảm mạnh trong 3 năm (1,191,933 triệu VND tương ứng 60.13% so với 2011, đặc biệt là từ năm 2012 – 2013 với 828 286 triệu VND (tương đương 51.17%) thì 3 nguồn thu còn lại lại tăng rất mạnh đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của thu nhập lãi, trong đó phải kể đến đầu tiên là các khoản thu nhập từ lãi cho vay khách hàng. Quy mô của nguồn thu này không những ngày gia tăng mà còn đóng tỷ trọng ngày càng lớn trong mục thu nhập lãi, từ 59.21% trong tổng thu nhập lãi năm 2011 đến 65.9% vào năm 2013. Khoản thu này đã tăng 1,683,531 triệu VND (29.81%) so với năm 2011 chủ yếu là từ mức tăng vọt giai đoạn 2012 – 2013 với 1,608,976 triệu VND. Những con số này đã cho thấy hiệu quả cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể, ngân hàng thực hiện tốt các dự án chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các dự án trong 2 khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoản mục lớn thứ hai là lãi từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán, trong đó phần lớn lợi nhuận mang lại là từ hoạt động chứng khoán đầu tư với hơn 121 nghìn triệu đồng năm 2013 và hơn 2 tỷ VND năm 2012. Điều này cho thấy ngân hàng đang tối đa hóa nguồn thu từ lãi. Bên cạnh đó chi phí cho lãi và các khoản tương tự giảm 451 994 triệu VND so với năm 2011 tương đương 6.03%. Có thể thấy được khả năng quản lý chi phí của ngân hàng là rất tốt, các chính sách chi phí được ngân hàng sử dụng có hiệu quả cao; nhờ đó mà thu nhập lãi thuần của ngân hàng đã tăng vọt so với các năm trước.

Nhìn chung hoạt động của VPBank ở mảng huy động vốn và cho vay ngày càng có xu hướng tốt lên, đó là một thành tích đáng nể nhất là trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế các năm gần đây nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng, khi hàng loạt các ngân hàng đang có xu hướng sáp nhập và cắt giảm nhân sự.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w