III- Nhóm chỉ tiêu về năng lực quản lý (Management Competence)
4- Thị phần, kết quả hoạt động kinh doanh và rủi ro hoạt động
4.1- Năm 2011
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhiều tác động trực tiếp đến ngành tài chính ngân hàng, dưới sự chỉ đạo sát sao và kiểm soát chặt chẽ của HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành, VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, góp phần khẳng định vị thế vững chắc của một ngân hàng trong nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Những thành tựu quan trọng đó đã ghi nhận một năm “Chuyển đổi tạo đột phá” của VPBank trên mọi phương diện bước đầu có những tín hiệu tích cực trên lộ trình chuyển đổi từ năm 2010- 2015.
Năm 2011, VPBank đã có những chỉ tiêu tài chính ấn tượng: Tổng tài sản của ngân hàng đạt 81,818 tỷ đồng, tăng 23,011 tỷ đồng so với năm 2010 (tương ứng mức tăng 38%), đạt 104% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1,064 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm và tăng trưởng 60%. Tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 29,412 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010; tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2011 đạt 29,184 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010; chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát tốt
với tỷ lệ nợ xấu 1.82%. Tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng đạt trên 12%, cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước. Các chỉ số ROA đạt 1.09% và ROE đạt 16.36%. Đến cuối tháng 12 năm 2011, VPBank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 5050 tỷ đồng. VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp hạng nhóm A, có tình hình hoạt động và tài chính vững mạnh và là một trong 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vị thế vững chắc và sự tin cậy của khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng. Những thành tựu nổi bật trong năm 2011:
- Lợi nhuận vượt kế hoạch: Lần đầu tiên VPBank vượt ngưỡng lợi nhuận 1000 tỷ đồng với mức lợi nhuận trước thuế đạt 1064 tỷ đồng.
- Liên tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Việc áp dụng mô hình điểm giao dịch chuẩn với định hướng “Tất cả vì khách hàng” và các dự án cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ tại quầy như dự án Service 100+, 5S…… đã thể hiện cam kết và hành động của toàn ngân hàng vì lợi ích của khách hàng, được khách hàng đánh giá rất cao.
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực: Năm 2011 là một năm mang tính bước ngoặt lớn trong chính sách nhân sự với sự ra mắt cơ cấu tổ chức mới, rà soát các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs) và các cơ chế khen thưởng. Nhiều nhân sự cao cấp là các chuyên gia, quản lý cao cấp từ các tổ chức tài chính quốc tế đã được thu hút, tạo ra một “luồng gió mới” cho VPBank. Một mô hình tổ chức mới và đội ngũ hơn 3500 cán bộ nhân viên với trình độ học vấn, chuyên môn cao cùng với chính sách đã ngộ cạnh tranh chính là nền tảng quan trọng đóng góp vào thành công của VPBank.
- Tăng cường kiểm soát rủi ro: Trong năm 2011, VPBank tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát rủi ro của Ngân hàng. Việc ra mắt trung tâm Phê duyệt Tín dụng tập trung với phương thức đánh giá rủi ro hiện đại do các chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới tư vấn, bước đầu đã cho thấy những dấy hiệu tốt, đảm bảo duy trì thời hạn xét duyệt khoản vay hợp lý trong khi vẫn kiểm soát tốt rủi ro tín dụng.
- Mở rộng quy mô và mạng lưới tín dụng: Từ 150 điểm giao dịch trong năm 2010, VPBank đã khai trương và đi vào hoạt động thêm 49 điểm giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên 199 điểm trải rộng trên 33 tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu quản lý và hoạt động kinh doanh từ mô hình đơn vị địa lý theo miền sang mô hình quản lý theo vùng kinh tế để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng với môi trường kinh doanh và tính đặc thù của từng vùng.
4.2- Năm 2012
Năm 2012 kết thúc với rất nhiều biến động của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành cả năm 2012 chỉ đạt 8.91%, thấp hơn nhiều so với những năm trước và thấp hơn so với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức 10 - 12% của Ngân hàng Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, VPBank đã nỗ lực cao độ để củng cố hệ thống và tiếp tục duy trì phát triển một cách hợp lý và chắc chắn với những kết quả quan trọng đáng chú ý:
- Huy động khách hàng tiếp tục tăng so với năm 2011, đạt gần 60 ngàn tỷ đồng, tăng 102% so với cuối năm 2011. Việc tăng trưởng huy động đã tạo nền tảng nguồn vốn đa dạng và cải thiện đáng kể các tỷ lệ tài chính của toàn Ngân hàng, tạo thế chủ động về thanh khoản cho hệ thống VPBank.
- Cơ sở khách hàng tiếp tục tăng trưởng và củng cố vững chắc. Tính đến 31/12/2012, số lượng khách hàng giao dịch với VPBank đã tăng hơn 42% so với cuối năm 2011.
- Các hệ thống nền tảng quản trị nguồn nhân lực, hệ thống quản trị rủi ro, và hệ thống công nghệ, vận hành được đặc biệt chú trọng đầu tư, tạo cơ sở cho việc mở rộng hoạt động một cách vững chắc và an toàn cho giai đoạn tiếp theo. - Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 5770 tỷ đồng tháng 12 năm 2012, với
chỉ số an toàn vốn (CAR) ở mức 12.51%. Tổng tài sản giữ nhịp tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2011 (24%).
- Thương hiệu của VPBank ngày càng vững mạnh, được khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Năm 2012, VPBank được vinh danh là một trong các thương hiệu quốc gia tiêu biểu nhất.
4.3- Năm 2013
Năm 2013 đánh dấu một mốc quan trọng trong hành trình 20 năm thành lập và phát triển của VPBank. Những nỗ lực chuyển đổi của VPBank đã mang lại kết quả đáng mừng. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Sau 20 năm hoạt động, VPBank đã có trên 200 điểm giao dịch, trong đó có 63 Trung tâm SME hiện đại, chuyên nghiệp, gần 7000 CBNV và cộng tác viên bán hàng. Vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng từ mức 210 tỷ đồng năm 2004 lên 5770 tỷ đồng vào năm 2013. Tháng 2/2014, NHNN đã chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ của VPBank lên mức 6347 tỷ đồng. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế tăng 43% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế lần đầu tiên vượt mức 1000 tỷ đồng.
Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng Bán lẻ Sáng tạo nhất Việt Nam năm 2013 do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng, Ngân hàng Thanh toán Xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, Ngân hàng có Chất lượng Dịch vụ được Hài lòng nhất, Thương hiệu Quốc gia 2012, Top 500 Doanh nghiệp Lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.
Năm 2013, về kết quả tài chính, VPBank đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng, qua đó trở thành một trong những Ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan trong năm 2013:
- Huy động khách hàng tăng 24.4 ngàn tỷ, tương đương tăng 41% so với năm 2012. Đây là tỷ lệ tăng trưởng tốt trong nhóm các Ngân hàng TMCP; - Dư nợ cho vay tăng 15.6 ngàn tỷ, tương đương khoảng 42% với so với
năm 2012. Đây cũng là chỉ số được đánh giá cao trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng khó khăn của thị trường ngân hàng;
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1355 tỷ, tăng 43% và vượt kế hoạch đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua.
- 31/12, VPBank trích đủ dự phòng rủi ro theo quyết định 493 và quyết định số 18 của NHNN, số dư 1318 tỷ đồng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng 2013, nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Trog năm 2013, để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về việc thực hiện chuẩn Bsel II cũng như quản lý rủi ro một cách thận trọng, HĐQT đã phê duyệt Chiến lược quản lý rủi ro 5 năm, VPBank đã triển khai thành công một số sáng kiến có tính chiến lược nhằm tăng cường năng lực quản lý rủi ro phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ nhu cầu ngày càng lớn từ các đơn vị kinh doanh.
Đặc biệt, tháng 10/2013, công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s đã đánh giá hệ số tín nhiệm ngân hàng của VPBank ở mức B3 và triển vọng Ổn định. Đây là lần đầu tiên Moody’s xếp hạng tín nhiệm VPBank: Xếp hạng tiền gửi bằng VND của VPBank ở mức B3, tương đương với các ngân hàng BIDV, Vietinbank, MB, ACB, Techcombank, Sacombank; Hệ số sức mạnh tài chính BFSR của VPBank được đánh giá ở mức E và mức đánh giá tín dụng cơ sở BCA là Caa1, tương đương với mức của 7 ngân hàng hàng đầu Việt Nam được Moody’s xếp hạng.