Sự phù hợp trong kết cấu của bảng cân đối kế toá n.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 61)

VI- Nhóm chỉ tiêu về mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S Sensitivity to Market risk)

1-Sự phù hợp trong kết cấu của bảng cân đối kế toá n.

2013 2012 2011

NPT/Nguồn vốn (%) 93.63 93.47 92.76

Nợ phải trả là yếu tố chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của VPBank. Với đặc thù là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính thì kết cấu này phù hợp với mục tiêu của công ty.

Trong nợ phải trả, huy động từ khách hàng được VPBank chú trọng phát triển, vì đây là nguồn vốn có quy mô lớn từ dân cư và chi phí huy động thấp. Tổng nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2012 là 95 939 tỷ đồng, tăng 19 118 tỷ, tương ứng tăng 25% so với thời điểm 31/12/2011, chủ yếu do đóng góp của tăng trưởng huy động khách hàng, trong khi huy động liên ngân hàng giữ ở mức ổn định và phát hành giấy tờ có giá giảm đáng kể so với năm trước.

VPBank thực hiện chiến lược huy động vốn hướng tới mở rộng cơ sở “tiền gửi lõi” bao gồm những đối tượng tiền gửi tương đối ổn định theo đánh giá của VPBank trong từng thời kỳ để giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro, tái cơ cấu bảng cân đối tài sản theo hướng tích cực, hiệu quả. Theo định hướng này, trong năm 2013, cơ cấu nguồn huy động của VPBank có những thay đổi đáng kể.

Tại thời điểm cuối năm 2013 nợ phải trả là 113.537 tỷ đồng, tăng 17.574 tỷ đồng, tương ứng 18% so với cuối năm 2012. Sự tăng trưởng tuy chậm hơn so với 3 năm trước, nhưng

có sự dịch chuyển mạnh trong cơ cấu nợ, trong đó ghi nhận sự đóng góp chủ yếu từ tăng trưởng ở tiền gửi của khách hàng (tăng 41%).

Việc duy trì tỷ lệ nợ phải trả trong tổng tài sản ở mức cao tạo điều kiện cho VPBank sử dụng tốt đòn bẩy tài chính tuy nhiên cũng có thể mang lại cho VPBank những rủi ro trong việc kinh doanh không hiệu quả và những biến động của thị trường có thể làm ảnh hưởng xấu tới nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 61)