385 73 913 117 999 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 47)

IV- Phân tích khả năng sinh lời-E

48385 73 913 117 999 Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu

(26 316) (176 112) 185 902 Thu nhập từ hoạt động khác 36 143 129 438 124 771 Chi phí hoạt động khác (12 437) (23 953) (17 227) Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 23 706 105 485 107 544 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 4 144 17 092 11 628 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 2,515,324 3,237,064 5,088,671 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGOÀI

LÃI 470 215 174 031 1,006,084 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (1,302,340) (1,874,989 ) (2,837,862 ) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

1,212,984 1,362,075 2,250,809 CHI PHÍ DPRR TÍN DỤNG (148 729) (413 052) (895 963)

THU NHẬP NGOÀI LÃI THUẦN (980 854) (2,114,010 )

(2,727,741 ) ( Nguồn: BCTC thường niên của VPBank 2013, 2012) Từ 2 bảng trên có thể thấy rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của VPBank có xu hướng giảm đều qua các năm, từ -1.38% năm 2011 xuống -2.28% năm 2012 (tương đương 0.9%) và còn -2.44% năm 2013 ( giảm tiếp 0.16% so với 2012). Điều này là do thu nhập ngoài lãi thuần giảm (1,746,887 triệu VND so với năm 2011) trong khi đó tổng tài sản bình quân có xu hướng tăng lên (40,656,245 triệu VND tương đương 57.01% so với năm 2011) Tổng thu nhập hoạt động ngoài lãi tăng 535 869 triệu VND gấp 1.2 lần năm 2011 và gần 5 lần năm 2012, chủ yếu là nhờ lãi từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư. Đồng thời chi phí hoạt động cũng có xu hướng tăng lên (gần 1.5 lần so với năm trước và gấp 2 lần so với 2011). Chi phí dự phòng được trích lập nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2012 và gấp 6 lần so với 2011. Tuy nhiên chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý, phù hợp với tăng thu nhập và tăng trưởng tín dụng. Đối với chi phí hoạt động thì phần lớn chi phí được sử dụng để trả lương nhân viên, khoản mục này thường chiếm khoảng 40% - 50% tổng chi phí hoạt động. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng đã không ngừng mở rộng mạng lưới cả về quy mô cho vay, huy động lẫn số lượng khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng khác đang cắt giảm nhân sự hàng loạt thì VPBank lại tăng cường tuyển dụng nhân sự, Tính đến cuối tháng 9/2013, VPBank và các công ty con đã tuyển thêm 1835 người, tăng 42% so với năm 2012, nhiều nhất vào quý 3 khi tuyển mới gần 1500 người. Mức chi bình quân cho nhân viên tăng mạnh nhất trong hệ thống các ngân hàng. Báo cáo tài chính đã cho thấy VPBank chi 831 tỉ đồng chi phí nhân viên sau 9 tháng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012. Với chi phí dự phòng rủi ro mặc dù cũng tăng nhiều nhưng phù hợp với mức độ tăng trưởng tín dụng và nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên cũng cần lưu ý chiếm phần lớn trong khoản mục này là mức tăng chi phí dự phòng rủi ro các khoản vay của khách hàng do các khoản nợ xấu năm 2013 tăng từ 2.72% ( cuối năm 2012) lên 2.81%.

Như vậy có thể thấy cùng với thu nhập ngoài lãi tăng ,chi phí ngoài lãi của ngân hàng cũng tăng nhưng không phải do khả năng quản lý chi phí kém mà là do ngân hàng đang mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động Đây là tín hiệu tốt đối với ngân hàng.

Việc chỉ số N_NIM của ngân hàng giảm không đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động không tốt. Vì chỉ số này giảm chủ yếu là do chi phí hoạt động và dự phòng tăng lên, tuy nhiên hai mục này không chỉ liên quan đến thu nhập ngoài lãi mà còn liên quan đến thu nhập từ lãi.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 47)