Sự phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 51)

IV- Phân tích khả năng sinh lời-E

6-Sự phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro

VPBank cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng khi VPBank hiện đang nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP quy mô vừa, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận vượt trên nghìn tỷ. Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu gia tăng nhanh thời gian qua đang phần nào hạn chế khả năng cấp tín dụng, hiệu quả kinh doanh, phát sinh rủi ro…

Tỷ số 2011 2012 2013

LN chưa phân phối/ VCSH 13.23 10.5 21.06 LN chưa phân phối/ Nguồn vốn 0.96 0.69 1.34

Nếu như năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của VPBank được khống chế ở mức an toàn là 1.82% thì đến năm 2012 VPBank đã làm cho cổ đông của mình hết sức lo ngại khi nâng con số này lên mức dưới 3% trong ĐHCĐ. Việc này được lý giải là do tình hình ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, và đây cũng là tình hình chung của toàn hệ thống. Tuy nhiên nợ xấu của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lên sau đó.

Cũng như phần lớn ngân hàng khác, nợ xấu là một trong những vật cản tăng trưởng lợi nhuận của VPBank năm 2012. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động năm 2012 của ngân hàng tăng nhiều như đã đề cập ở trên.

Thống kê cho thấy năm 2012 tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 - 5 của VPBank tăng lên mức 2.71% tổng dư nợ, tương ứng 1003 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 5, có nguy cơ mất vốn mới dừng lại ở con số 191 tỷ đồng. Điều này thẻ hiện rõ nét khi các chỉ tiêu về lợi nhuận như ROA, ROE giảm trong năm 2012 giảm mạnh. ROE năm 2012 là 11.32% thấp hơn nhiều so với con số 14.28% của năm 2011.

Tình hình nợ xấu của VPBank tiếp tục xấu đi, đạt hơn 1474 tỷ đồng, chiếm gần 2.81% tổng dư nợ trong năm 2013. Lúc này nợ có khả năng mất vốn đã tăng gấp đôi lên mức 405 tỷ đồng. Điều này đã khiến ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng thêm 129.7 tỷ đồng, lên mức 386.2 tỷ đồng (cuối năm 2013),

Đối chiếu với lợi nhuận trước thuế năm 2011 - 2012 lần lượt là 1064 tỷ đồng và 1300 tỷ đồng, nhưng năm 2013, chỉ tăng nhẹ lên 1354 tỷ đồng.Việc tăng nhẹ của lợi nhuận trước thuế hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường cũng như rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải.Việc lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao, cho nên ngân hàng đã dùng mọi biện pháp hạn chế rủi ro, trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát dưới 3%, đổi lại lợi nhuận năm 2013 chỉ tăng 54 tỷ đồng.

Việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro là việc ngân hàng nào cũng phải đối mặt, trên lộ trình phát triển về mặt quy mô và chất lượng các khoản mục của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng cần xem xét và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

 Nhìn chung, năm 2013, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều có dấu hiệu cải thiện rõ rệt chứng tỏ được VPBank đã bước đầu thành công trong công tác quản lý chi phí, mở

rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ về thu nhập hoạt động thuần vẫn có sự bất ổn định và tỷ lệ N-NIM vẫn còn âm qua các năm.

Giải pháp:

• Trong tương lai gần các chỉ số NIM và tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần sẽ tiếp tục tăng nếu VPBank tiếp tục tận dụng thành quả hệ thống nền tảng bước đầu đã được thiết lâp, phát triển kinh doanh đồng thời kiểm soát rủi ro để có được sự phát triển bền vững. Tỷ lệ N_NIM có thể sẽ giảm nếu như VPBank tiếp tục quá trình mở rộng mạng lưới cũng như quy mô hoạt động.

• Tiếp tục phát huy công tác quản lý chi phí hiệu quả, giảm thiểu chi phí ngoài lãi nhưng vẫn đảm bảo công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để phản ánh chân thực tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 51)