Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 49)

IV- Phân tích khả năng sinh lời-E

5-Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần

Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần = lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản bình quân x 100%

Bảng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần ( Đơn vị: triệu VND)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch Thực hiện LN trước thuế 1,064,255 949 023 1,110,000 1,354,846 Tổng tài sản bình quân 71,312,485 92,697,111 111,336,545 111,968,730 Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần (%) 1.49 1.02 1 1.21

Nhận xét: Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần năm 2013 giảm 0.28% so với 2011 tuy nhiên tăng 0.19% so với năm 2012 và tăng 0.21% so với kế hoạch đặt ra.

Kết luận: Năm 2013 là năm hoạt động thành công của VPBank với những bước tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt về quy mô cho vay, huy động và số lượng khách hàng.

 Về cơ cấu lợi nhuận:

Bảng : Cơ cấu thu nhập hoạt động thuần qua các năm. Đơn vị: %

Lợi nhuận của ngân hàng qua các năm phần lớn là từ thu nhập hoạt động thuần, các nguồn thu khác chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng.

Năm 2012: Thu nhập lãi thuần tăng với tỷ lệ cao hơn tổng thu nhập hoạt động thuần. Năm 2012, thu nhập lãi thuần đạt 2967 tỷ đồng, tăng 922 tỷ đồng, tương ứng tăng 45% so

Các nguồn lợi nhuận 2011 2012 2013

Thu nhập lãi thuần 82.23 98.33 81.81

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 16.37 1.67 12.10

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 0.52 0 0 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 0.88 0 6.09

với năm 2011, do thu nhập lãi tăng 801 tỷ và chi phí lãi giảm 121 tỷ so với năm 2011. Thu nhập lãi thuần hiện chiếm 98% tổng thu nhập hoạt động cho thấy thu nhập hoạt động thuần của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng.

Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng và thay đổi trong cấu trúc nguồn vốn và sử dụng vốn, tổng thu nhập hoạt động thuần hợp nhất năm 2013 đạt 4970 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2012 (tăng 1855 tỷ đồng, tương ứng 59.55%). Đóng góp vào sự tăng trưởng trong thu nhập hoạt động thuần đến từ tất cả các hoạt động, trong đó: Lớn nhất là thu nhập lãi thuần (tăng 1020 tỷ đồng, tương ứng tăng 33.30%), chủ yếu đến từ tăng trưởng mạnh quy mô các hoạt động huy động, cho vay và duy trì bảng cân đối tài sản vững mạnh, hiệu quả; Thu nhập phí thuần (tăng 333 tỷ đồng, tương ứng tăng 122.88%); Thu nhập từ mua bán kinh doanh chứng khoán (tăng 406 tỷ đồng, tương ứng tăng 397%). Cơ cấu thu nhập của VPBank được cải thiện rõ nét theo hướng tăng các nguồn thu ngoài lãi cùng với việc giảm dần sự phụ thuộc vào thu từ tín dụng. Thu lãi thuần năm 2013 chỉ còn chiếm 82% tổng thu nhập hoạt động thuần, thay vì tỷ trọng 98% của năm 2012. Tỷ trọng thu ngoài lãi tăng thêm 16% (từ 2% - năm 2012 lên 18% - năm 2013). Kết quả này thể hiện sự thành công trong chiến lược chuyển dịch mô hình kinh doanh của VPBank đã diễn ra trong các năm qua. Hàng loạt các dự án, sáng kiến để tăng thu nhập từ phí với sự tư vấn của các chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới đã được triển khai và phát huy hiệu quả tốt.

 Về khả năng tăng trưởng nguồn vốn từ lợi nhuận để lại

2011 2012 2013

Lợi nhuận chưa

phân phối 793 496 704 704 1,627,033

Vốn chủ sở hữu 5,996,245 6,709,104 7,726,697 Nguồn vốn 82,817,947 102,673,090 121,264,370

Bảng số liệu qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng

2012 2013 Chênh lệch (triệu đ) % Chênh lệch (triệu đ) %

Lợi nhuận chưa phân phối (88 792) (11.19 ) 922 329 130.8 8 Vốn chủ sở hữu 712 859 11.89 1,017,593 15.17 Nguồn vốn 19,855,14 3 23.97 18,591,28 0 18.11

Bảng: Tính toán chênh lệch so với năm trước

Bảng: Các tỷ

số của VPBank. Đơn vị: %

Nhìn chung, lợi nhuận chưa phân phối, tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/ VCSH và tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/ nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013 tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối trong vỗn chủ sở hữu cũng như trong nguồn vốn vẫn còn nhỏ cho thấy khả năng hỗ trợ tăng trưởng vốn từ nguồn lợi nhuận của ngân hàng vẫn còn thấp và cần có những chiến lược cải thiển điều này.

Đến năm 2012, cả hai tỷ số tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối trên VCSH và trên nguồn vốn giảm, nguyên nhân chính là cho lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 giảm 88 792 triệu đồng, giảm 11.19% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/ VCSH tăng 100.57%; tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối/ nguồn vốn tăng 194.25%. Nguyên nhân là do năm 2013, lợi nhuận chưa phân phối, vỗn chủ sở hữu và nguồn vốn đều tăng nhưng lợi nhuận chưa phân phối có tốc độ tăng lớn hơn( 130.88%).

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 49)