Kết cấu tài sản của VPBank

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 54)

V- Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản (L Liquidity)

1-Kết cấu tài sản của VPBank

Để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng VP đã xây dựng một kết cấu tài sản đang ngày càng hoàn thiện và hợp lý, thể hiện sự cân đối giữa tài sản thanh khoản và tài sản không thanh khoản trên bảng CĐKT. Dưới đây là bảng thống kê sự thay đổi các khoản mục tài sản thanh khoản của VPBank trong những năm gần đây:

Tài sản thanh khoản 2011 2012 2013

Tiền mặt và vàng tại quỹ 1,020,923 799 402 1,549,351

Tiền gửi tại NHNN 522 364 1,372,667 1,523,596

Tiền gửi tại các TCTD khác 22,560,512 17,317,365 3,319,183

Chứng khoán sẵn sàng để bán 19,018,216 22,263,016 28,530,794

Tổng tài sản thanh khoản 43,122,015 41,752,450 34,922,924

( nguồn: BCTC của VPBank năm 2011,2012,2013)

Từ bảng thống kê trên, ta có thể thấy các khoản mục tài sản thanh khoản của VPBank có sự thanh đổi hết sức mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây. Xu hướng thay đổi chung đó là sự

tăng đều qua các năm ở tiền mặt và vàng tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và chứng khoán sẵn sàng để bán mặc dù quy mô tài sản thanh khoản giảm. Cụ thể, trong năm 2013 tiền mặt và vàng tại quỹ tăng 93.81%, tiền gửi tại NHNN tăng 10.99%, chứng khoán sẵn sàng để bán tăng 28.15% so với năm 2012. Tốc độ tăng của tiền mặt và vàng tại quỹ là lớn nhất nhưng trong cơ cấu tài sản thanh khoản thì chứng khoán sẵn sàng để bán chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 81.17% trong năm 2013. Điều này chứng tỏ VPBank đang đẩy mạnh đầu tư, sinh lời nhưng vẫn đảm bảo duy trì kết cấu tài sản an toàn, đảm bảo tính khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh các khoản mục không ngừng tăng qua các năm thì tiền gửi tại các TCTD khác lại có sự sụt giảm đáng kể, cụ thể năm 2012 giảm 23.24% so với năm 2011, năm 2013 giảm 80.83% so với năm 2012. Sự suy giảm này có thể là do trong những năm gần đây ngành ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là rủi ro về tính thanh khoản, vì vậy VPBank cắt giảm các khoản tiền gửi tại các TCTD khác và tập trung nguồn lực để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, dễ dàng để bán. Chính vì VPBank đang chuyển hướng cơ cấu tài sản thanh khoản nên khiến cho quy mô tài sản thanh khoản giảm, tuy nhiên việc giảm này có đảm bảo VP vẫn tránh được rủi ro về thanh khoản hay không ta cần xem xét các chỉ số sau:

Khả năng thanh khoản Công thức tính 2011 2012 2013 Tỉ lệ thanh khoản của tài sản(%) 52.07 40.7 28.8 Hệ số đảm bảo tiền gửi(%) 78.4 55.63 37.99

Tỉ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi(%)

53.79 61.82 66.65

Đối với tỉ lệ thanh khoản của tài sản, mức chất lượng của chỉ tiêu này là 20-30%, trong khi đó năm 2011 chỉ tiêu này của VPBank là 52.07%, vượt khung chất lượng, điều này

chứng tỏ nguồn lực của ngân hàng đều tập trung đảm bảo tính thanh khoản mà không đảm bảo tính sinh lời cho ngân hàng. Cơ cấu tài sản như vậy thì ngân hàng chưa phát huy hết được năng lực sinh lời của tài sản. Từ năm 2011-2013 VPBank đã đưa hệ số này về khung chất lượng 28.8%, chứng tỏ VP đã điều chỉnh cơ cấu tài sản một cách hợp lý, vừa đảm bảo sinh lời vừa đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

Đối với hệ số đảm bảo tiền gửi, mức chất lượng của chi tiêu này là 30-45%, cũng giống như tỉ lệ thanh khoản của tài sản hệ số này trong năm 2011 đều vượt xa khỏi khung chất lượng bởi có lẽ trong năm 2011, khi kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn VP vẫn chưa thu hút được đồng vốn, chưa huy động được nhiều vốn từ dân cư cũng như từ các tổ chức tín dụng khác. Hệ số này được cải thiện đáng kể vào năm 2013 đạt 37.99%, để có được thành công này không chỉ do VPBank đã điều chỉnh cơ cấu tài sản một cách hợp lý hơn, quản lý tài sản hiệu quả hơn mà quan trọng là VPBank đã thực sự trở thành ngân hàng uy tín, thu hút tiền gửi của dân cư và các tổ chức tín dụng khác, tổng tiền gửi tăng 67.14% so với năm 2011.

Đối với tỉ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi, khung chất lượng là 80-100%, nhìn vào tỉ lệ này qua các năm có thể thấy mặc dù VPBank đã cố gắng đưa tỉ lệ về ngưỡng của khung chất lượng nhưng đến năm 2013 tỉ lệ này vẫn chỉ đạt 66.65%. Tỉ lệ này phản ánh sự tương quan giữa hai hoạt động chính của ngân hàng đó là cho vay và huy động tiền gửi.

Như vậy, kết cấu tài sản của VPBank có thể nói đang ngày càng cải thiện theo chiều hướng tích cực, ngân hàng đã có chỗ đứng và có uy tín hơn trong lòng khách hàng, tính thanh khoản của ngân hàng được cải thiện rõ rệt và với kết cấu tài như hiện tại, VPBank hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì tính thanh khoản trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp (Trang 54)