Tổ chức sự kiện (event) là việc "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm thông qua những sự kiện. Đây là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với khách hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp...
Kết quả khảo sát được thực hiện năm 2006 của công ty nghiên cứu thị trường FTA cho thấy đây là một công cụ marketing được sử dụng phổ biến nhất, chỉ đứng sau quảng cáo và nghiên cứu thị trường.
Theo một nghiên cứu gần đây, trung bình mỗi năm các doanh nghiệp trên thế giới chi hơn 20 tỷ USD cho việc quảng bá sản phẩm và 15 tỷ USD vào hoạt động tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành...
Rất nhiều công ty, đặc biệt là các tập đoàn lớn nước ngoài, xem việc quảng bá thương hiệu và tên tuổi công ty thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện là một công cụ cần thiết và hiệu quả để thực hiện chiến lược kinh doanh và tiếp thị của mình. Chẳng hạn, mới đây hãng nước ngọt Coca Cola sẵn sàng bỏ ra một khoản ngân sách lớn để vận động và tổ chức đưa Cúp vàng FIFA đến với người hâm mộ Việt Nam. Hay như một tập đoàn xe hơi nổi tiếng dám chi vài chục ngàn đô-la Mỹ chỉ để giới thiệu một loại xe hơi mới. Còn một công ty máy in thì "chơi đẹp" bằng cách mời cả ngàn khách hàng và đại lý của mình vui chơi cả ngày tại Saigon Water Park.
Tổ chức sự kiện là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam và những năm gần đây đang phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. Các doanh nghiệp đang chuyển dần từ việc tự đứng ta tổ chức sự kiện cho mình sang sử dụng các công ty dịch vụ chuyên về tổ chức sự kiện. Hàng trăm công ty tổ chức sự kiện ra đời đáp ứng cho như cầu này của các doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện ở Việt Nam ngày nay không chỉ đơn giản là một cuộc mit tinh, diễu hành trên phố với cờ hoa, bandroll, banner… Theo các chuyên gia thì xu hướng mới nhất hiện
nay là tổ chức các sự kiện có chủ đề. Các chủ đề này được thu thập từ các nền văn hóa khác nhau, sau đó được chọn lọc lại thành một bố cục tổng thể cho sự kiện nhằm tạo nên sự khác biệt với tính sáng tạo cao, thiết kế đẹp. Mục đích của xu hướng này là đảm bảo giá trị giải trí lẫn thương mại và mở ra lối đi riêng cho các công ty trong việc nâng cao độ nhận biết thương hiệu, độ am hiểu sản phẩm và thậm chí là thu hút cả một thế hệ khách hàng tiềm năng trong tương lai. Sự thay đổi này đã xóa đi cảm giác đơn điệu thường thấy của các sự kiện trước đây. Giờ đây người tham dự sự kiện có thể thấy mình là một phần của sự kiện, góp phần tạo nên một sự kiện khi được trực tiếp tham gia một phần nào đó trong sự kiện như giao lưu, trò chơi…
Có thể đánh giá hoạt động tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay qua các yếu tố sau: