0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực quản lý đấu thầu

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: GIẢI PHÁP PHÁP TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 2015 (Trang 74 -74 )

II. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-

3. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý đấu thầu

Con người là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế- xã hội cũng như đào tạo chính là trung tâm của việc phát triển con người. Để phát triển đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu thì đào tạo là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Sau đây là một số giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực quản lý đấu thầu.

3.1. Phát triển trung tâm đấu thầu quốc gia

Trung tâm đấu thầu quốc gia sắp sửa ra đời trong năm 2009, nó sẽ đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển đào tạo đấu thầu. Chức năng được đề xuất của trung tâm nguồn về đấu thầu:

+ Trợ giúp những nhà quản lý trong quản lý về hoạt động đấu thầu. + Thiết kế những cấp đào tạo đúng tiêu chuẩn.

+ Cung cấp dịch vụ đào tạo tạo ra những người giảng dạy.

+ Giám sát những hoạt động đào tạo đấu thầu của các trung tâm đào tạo. + Tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu nếu cần thiết.

+ Nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề về đấu thầu, dần trở thành những trung tâm đào tạo về đấu thầu chuyên nghiệp.

+ Cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật về đấu thầu, tư vấn về những tình huống cụ thể. + Hợp tác với những trung tâm đào tạo quốc tế về đấu thầu để phát triển khả năng đấu thầu.

Với sự thành lập của trung tâm này, tất cả kết quả của dự án sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Điều này có thể đảm bảo sự phát triển vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực đấu thầu.

Tuy nhiên, để đạt đến sự phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, những bước tiếp theo phải được thực hiện.

Phải thừa nhận rằng, đào tạo về đấu thầu hiện nay bao gồm những hoạt động đặc biệt với việc hoàn thành những khóa học ngắn và cấp chứng chỉ là mục tiêu cuối cùng thay vì tập trung vào những kiến thức chuyên sâu về đấu thầu., kết quả có nhiều khiếm khuyết trong quá trình thực hiện, điều này gây ra do sự hiểu sai hoặc

không hiểu biết đầy đủ pháp luật. Năng lực là một đòi hỏi chính của một hệ thống đấu thầu quốc gia lành mạnh. Tuy nhiên, ở các trung tâm đào tạo không dành nhiều sự quan tâm đến chất lượng của đào tạo đấu thầu. Hai hoạt động chính được yêu cầu là:

1. Chiến lược phát triển năng lực đấu thầu cần được phê duyệt trên cơ sở dự án “ Phát triển năng lực đấu thầu quốc gia” do Cục quản lý đấu thầu xây dựng năm 2008

2. Cơ quan quản lý đào tạo cần được thiết lập, đó là trung tâm đào tạo đấu thầu quốc gia.

3.2. Đặt ra các nhóm mục tiêu trong đào tạo( hình thức đào tạo)

Những nhóm mục tiêu đào tạo nên được đặt ra một cách cụ thể. Một hệ thống đào tạo tốt yêu cầu sự đào tạo có bài bản cho những nhóm mục tiêu khác nhau. Những điều này bao gồm những nhóm chính dưới đây:

+ Vụ quản lý đấu thầu/ bộ kế hoạch đầu tư + Chủ đầu tư( cả nhà nước và tư nhân)

+ Nhà thầu, nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn và nhà cung cấp dịch vụ( cả nhà nước và tư nhân)

+ Bộ ban ngành thực hiện

+ Nhân viên kế toán, kiểm toán trong nước, kiểm toán nước ngoài, thanh tra. + Người bảo lãnh bao gồm ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

+ Tổ chức xã hội

+ Quốc hội và các cơ quan khác + Các trung tâm đào tạo về đấu thầu

Những nhóm mục tiêu này cũng chính là các cơ quan thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.

3.3. Tiêu chuẩn hóa các cấp đào tạo( đào tạo ai)

Cấp đào tạo phải được tiêu chuẩn hóa nghĩa là đưa ra quy chuẩn để đào tạo những đối tượng nào. Mỗi nhóm mục tiêu cần những cấp đào tạo khác nhau trong khóa học và phạm vi đào tạo, phương pháp, bài giảng... Người ta công nhận 6 cấp đào tạo, mỗi cấp gồm một bộ phận đào tạo khác nhau:

+ Viên chức cao cấp của chính phủ( cấp chiến lược)

+ Người tiến hành đấu thầu( với sự cập nhật thường xuyên) + Kiểm toán/ thanh tra

+ Những người khác

3.4 Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân( trong chuyển giao đào tạo)

Đối với hệ thống đấu thầu toàn diện, quan trọng là trung tâm đào tạo tư nhân được cung cấp với những hỗ trợ cấu trúc dưới đây:

+ Đẩy mạnh hoàn thành hội chợ

+ Đi đôi với đào tạo những người giảng dạy, hỗ trợ để phát triển các bài giảng + Đưa thông tin về tiêu chuẩn đào tạo

+ Là chủ đề để xem xét của cơ quan quản lý nhà nước.

3.5. Quản lý cơ sở dữ liệu của người giảng dạy và nhân viên

Năng lực của những người tiến hành đấu thầu cần được minh bạch. Vì thế, những yếu tố dưới đây cần được thay thế:

+ Tạo ra và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu cho những người được đào tạo, nó cần được công khai hóa đưa lên internet.

+ Chuẩn hóa tiêu chuẩn và phân cấp chuyên gia theo khả năng để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong tiến trình đấu thầu.ví dụ A,B,C,D...

+ Phát triển khả năng đấu thầu là quá trình tiếp theo, không phải là hoạt động không thường xuyên.

+ Khả năng nên được phát triển từ những khả năng tiềm tàng hơn là đào tạo khả năng mới.

+ Phát triển khả năng qua việc học hỏi tự nguyện, với lòng đam mê và yêu thích. Kiến thức không thể được chuyển nhượng mà cần được tích lũy.

3.6. Hợp tác đào tạo quốc tế

Trong năm 2008, Vụ quản lý đấu thầu liên tục hợp tác với trung tâm đào tạo quốc tế ILO, ông George Jadoun- chủ tịch trung tâm đào tạo quốc tế ILO được đề nghị để cung cấp sự tư vấn cho vụ quản lý đấu thầu. Trong suốt giai đoạn làm việc ở Việt Nam, ông Jadoun đã phối hợp chặt chẽ với vụ quản lý đấu thầu, chia sẻ những thông tin hữu ích trong thực tiễn quốc tế để cải thiện đấu thầu quốc gia ở Viêt Nam. Ngoài những dịch vụ trong điều khoản tham khảo, với sự đồng ý của nhà

tài trợ và vụ quản lý đấu thầu, ông cũng cung cấp những tư vấn cho tương lai phát triển của đấu thầu ở Việt Nam qua hội thảo: chiến lược về khả năng phát triển của đấu thầu quốc gia ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 19/6/2008 với sự tham gia của vụ đấu thầu và những nhà tài trợ. Qua những buổi hợp tác như thế hệ thống đào tạo đấu thầu Việt Nam đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm và thu được những thành quả có tính nhảy vọt.

Trên cơ sở hợp tác với những tổ chức đào tạo quốc tế như ILO hệ thống đấu thầu quốc gia mà đứng đầu là Cục quản lý đấu thầu cần thường xuyên tổ chức hợp tác đào tạo với các tổ chức đào tạo thế giới khác. Chúng ta có thể hợp tác trên nhiều khía cạnh như:

+ Thuê giảng viên nước ngoài về giảng dạy

+ Thuê chuyên gia nước ngoài về tư vấn chương trình các bài giảng + Hợp tác tổ chức các trung tâm đào tạo đấu thầu quốc tế

+ Đưa học viên trong nước ra nước ngoài đào tạo, học hỏi kinh nghiệm sau đó về xây dựng hệ thống đào tạo Việt Nam...

KẾT LUẬN

Các quốc gia trên thế giới như Singapore, Ấn Độ từ rất sớm đã xác định và thiết lập được mối quan hệ giữa phát triển các chiến lược kinh tế và chiến lược nhân

lực. Đây được coi là một trong những nền tảng của sự thành công về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật của các quốc gia này. Đã đến lúc Việt Nam đặt vấn đề lấy sự phát triển nguồn nhân lực làm động lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua sự kết hợp chăt chẽ các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Chỉ có như vậy chúng ta mới giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực, đồng thời biến gánh nặng dân số hiện nay thành lợi thế cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong thế kỷ 21. Đó là chủ trương phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực đấu thầu nói riêng. Tình trạng nguồn nhân lực đấu thầu thiếu về số lượng và kém về chất lượng gây thất thoát không nhỏ trong việc chi tiêu Vốn đầu tư của Nhà nước.

Trong một chuyên đề tốt nghiệp, những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực quản lý đấu thầu đã được nêu ra khá rõ ràng kèm theo việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực này. Từ đó, chuyên đề đưa ra được một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu trong giai đoạn 2009-2015.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: GIẢI PHÁP PHÁP TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 2015 (Trang 74 -74 )

×