quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-2015
1. Phương hướng phát triển đấu thầu giai đoạn 2009-20151.1 Yêu cầu của công tác đấu thầu trong thời gian tới 1.1 Yêu cầu của công tác đấu thầu trong thời gian tới
Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vì thế, công tác đấu thầu trong thời gian tới có những yêu cầu quan trọng được đặt ra:
1.1.1 Tăng cường công khai hóa các thông tin đấu thầu
Thực tế về hoạt động đấu thầu tại Việt Nam trong thời gian qua ở một số địa phương còn mang tính hình thức. Không thiếu những cơ quan, địa phương lạm dụng hình thức chỉ định thầu, phê duyệt gói thầu cho cả một dự án lớn.Trong khi đó, năng lực của đơn vị trúng thầu không có khả năng thực hiện toàn bộ gói thầu. Lời giải của bài toán là chia nhỏ gói thầu, bán thầu... dẫn đến nhiều công trình kém chất lượng. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/2008/CT-TTg, ngày 5-9-2008 về việc “Chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước”. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một loạt các công việc về tình trạng đấu thầu hiện nay. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, không chia nhỏ gói thầu để tổ chức chỉ định thầu, tránh phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho từng gói thầu khi có đủ điều kiện để phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án. Những thông tin phải được cung cấp đầy đủ, rõ ràng khi đưa ra tổ chức đấu thầu.
Việc công khai thông tin trong công tác đấu thầu thời gian tới cần minh bạch hóa và phải được đề cập một cách chi tiết nhưng không được chủ ý dựa vào đó để loại bỏ người này, người kia. Nếu chủ dự án đầu tư tự thực hiện những phương pháp lựa chọn nhà thầu mà không nằm trong kế hoạch thì không phải là hình thức đấu thầu. Trên thực tế việc đấu thầu tại một số nơi còn mang tính hình thức, chiếu lệ, tạo ra tiền lệ không tốt đối với hoạt động này. Không ít trường hợp xây dựng dự toán quá thấp gây khó khăn cho việc xét kết quả trúng thầu, phải chào lại giá, điều chỉnh dự toán. Tình trạng thiết kế ban đầu thiếu chính xác, khi thực hiện phải thay đổi, điều chỉnh nhiều lần làm tăng giá trị hợp đồng, kéo dài thời gian thực hiện. Việc xây dựng dự toán cao làm cơ sở để ký kết hợp đồng trong các trường hợp chỉ định thầu
cũng là những nguyên nhân gây lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng. Đơn cử như Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư Nam Trung Yên (Hà Nội), có tổng mức đầu tư gần 1.900 tỉ đồng, gồm hai phần: Hạ tầng kỹ thuật do Ban quản lý các công trình trọng điểm đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư; phần nhà ở và công trình hạ tầng xã hội thiết yếu do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico) làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai từ năm 2001 đến 2007 đã xảy ra nhiều vi phạm, tự thực hiện dự án nên dẫn đến việc chỉ định thầu, giao thầu, đấu thầu hạn chế trong thi công xây lắp.
Như thế, nếu thông tin đấu thầu minh bạch chất lượng đấu thầu sẽ cao. Trong hoạt động đấu thầu, khi những dự án được đem ra đấu thầu thì hầu hết hồ sơ đã đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, những thông tin thiếu hoặc chưa chính xác thì các bên tham gia đấu thầu có quyền kiểm tra, để tránh hậu quả xấu. Hiện nay, hoạt động đấu thầu ngày càng được mở rộng, nếu thông tin được công khai, minh bạch sẽ phát huy tốt hiệu quả công tác đấu thầu. Bởi những thông tin trong hoạt động đấu thầu là một “mắt xích” quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, giảm lãng phí, thất thoát, tiêu cực đối với các dự án đầu tư và xây dựng, đặc biệt là những dự án có “gốc” vốn từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời việc thông tin đấu thầu được cung cấp đầy đủ, đăng tải công khai sẽ nâng cao chất lượng công trình, dự án. Việc thực hiện đấu thầu theo Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1-4-2006) và các văn bản hướng dẫn góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh của công tác đấu thầu, từ đó nâng cao chất lượng công trình, hàng hóa và dịch vụ tư vấn. Và trong thời gian tới, yêu cầu tính công khai, minh bạch trong đấu thầu ngày càng được tăng cường hơn. Điều này thể hiện trong việc Cục quản lý đấu thầu đang ngày càng hoàn thiện tờ bào đấu thầu làm phương tiện đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động đấu thầu.
1.1.2 Áp dụng Đấu thầu điện tử
Chính phủ nhiều quốc gia thường tiêu tốn một khoản không nhỏ, khoảng gần một nửa tổng ngân sách chi tiêu cho hàng hóa, sản phẩm cũng như dịch vụ từ các nhà cung cấp tư nhân. Tổng giá trị mua sắm công chiếm khoảng 10-15% tổng sản phẩm quốc nội (đặc biệt các nước như Trung Quốc và An Độ chiếm khoảng 20%). Điều này có nghĩa rằng chỉ cần tăng tính minh bạch và hiệu quả một chút thôi cũng
tác động lớn đến nền kinh tế vĩ mô, và chính điều này đã khiến cho đấu thầu điện tử trở thành một trong những dịch vụ quan trọng nhất của chính phủ điện tử. Liên minh Châu Âu đã ước tính rằng đấu thầu điện tử đã giúp giảm bớt cho chính phủ các nước một khoản chi phí chiếm tới 0.7% GDP nhờ tăng tính minh bạch, mở rộng cơ hội kinh doanh cũng như sự tham gia đông đảo của các nhà cung cấp mới. Điều này đã được kiểm chứng qua một số nước có tỷ lệ minh bạch và tính hiệu quả cao nhất trong đấu thầu. Người ta ước tính rằng những nhà cung cấp ở các nước đang phát triển thường phải chi 8-15% giá trị hợp đồng cho những chi phí “trong bóng tối”. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới đã ước tính rằng việc đấu thầu minh bạch trong xây dựng trường học tại Philipin đã tiết kiệm 22-70% chi phí so với trước đây. Điều này có vẻ rất hiệu quả khi nhìn từ góc độ vĩ mô của nền kinh tế tuy nhiên những điều này ảnh hưởng đến kinh doanh như thế nào từ góc độ vĩ mô? Trong quá trình phát triển và triển khai dgMarket và dgMarket Vietnam, Tổ chức Cổng Phát triển toàn cầu (DG), đã tiến hành nghiên cứu những tác động của việc sử dụng hệ thống dgMarket tại nhiều nước và so sánh với những kết quả điều tra thu thập được từ các nước phát triển. Họ đã tiến hành xem xét hơn 50.000 nhà thầu thắng thầu các dự án của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn từ 1995 đến 2003. Điều này tương ứng với khoảng 40% tổng giá trị dự án mà Ngân hàng thế giới tài trợ trong suốt giai đoạn này. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tập trung vào những tác động về mặt kinh tế vĩ mô của đấu thầu điện tử nhưng kết quả thu thập được lại có liên quan đến cả nhà đầu tư và nhà thầu. Đấu thầu điện tử giúp: Tiết kiệm hơn cho Nhà đầu tư ;nhiều Nhà thầu hơn ;chi phí hợp đồng thấp hơn; chi phí quản lý đấu thầu thấp; giúp nhà cung cấp tiết kiệm chi phí ; chi phí thấp hơn cho nhà tổ chức; chi phí đấu thầu thấp hơn. Từ những lợi ích thiết thực mà đấu thầu điện tử mang lại, chính phủ Việt Nam đang từng bước áp dụng đấu thầu điện tử vào hoạt động đấu thầu.
1.2.3 Xu thế vươn ra quốc tế trong đấu thầu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đi cùng với nó là tất cả các nghành, các lĩnh vực đều hội nhập, hợp tác. Đấu thầu là một phạm trù kinh tế mới gắn liền với kinh tế thi trường. Và khi Việt Nam tiến sâu vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động chi tiêu cũng như sử dụng vốn nhà nước ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trong xu thế đó, làm thế nào để sử dụng vốn nhà nước cho
hiệu quả cũng là một vai trò quan trọng nhất của đấu thầu. Trong thời gian tới, Việt Nam không chỉ tham gia đấu thầu trong nước mà còn vươn ra nước ngoài để thực hiện đấu thầu. Đây là một cơ hội và thách thức không nhỏ cho đấu thầu Việt Nam.
1.2.4 Xây dựng và phát triển trung tâm đấu thầu quốc gia
Trong thời gian tới, một trung tâm nguồn về đấu thầu sẽ được ra đời với các nhiệm vụ:
+ Trợ giúp những nhà quản lý trong quản lý về hoạt động đấu thầu. + Thiết kế những cấp đào tạo đúng tiêu chuẩn.
+ Cung cấp dịch vụ đào tạo ra những người giảng dạy.
+ Giám sát những hoạt động đào tạo đấu thầu của các trung tâm đào tạo. + Tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu nếu cần thiết.
+ Ngiên cứu chuyên sâu những vấn đề về đấu thầu, dần trở thành những trung tâm đào tạo về đấu thầu chuyên nghiệp.
+ Cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật về đấu thầu, tư vấn về những tình huống cụ thể. + Hợp tác với những trung tâm đào tạo quốc tế về đấu thầu để phát triển khả năng đấu thầu.
Với sự thành lập của trung tâm này có thể đảm bảo sự phát triển vững chắc hơn cho toàn bộ hệ thống đấu thầu quốc gia Việt Nam.
1.2 Phương hướng phát triển đấu thầu giai đoạn 2009-20151.2.1. Xây dựng chính sách đấu thầu 1.2.1. Xây dựng chính sách đấu thầu