Năm vừa qua cán bộ Cục quản lý đấu thầu cũng như cán bộ quản lý đấu thầu ở các địa phương đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ so với kế hoạch được Lãnh

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 59)

II. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác đấu thầu từ năm 2006-

năm vừa qua cán bộ Cục quản lý đấu thầu cũng như cán bộ quản lý đấu thầu ở các địa phương đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ so với kế hoạch được Lãnh

các địa phương đã hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ so với kế hoạch được Lãnh đạo Bộ giao với khối lượng công việc lớn, đảm bảo cả về chất lượng và thời gian. Ngoài ra còn hoàn thành một số khối lượng các công việc bổ sung, đột xuất. Tuy nhiên, quy trình xử lý công việc còn chưa thực sự nhanh gọn và còn nhiều bất cập; trong đó chất lượng của một số bài báo trên Báo đấu thầu chưa thực sự đảm bảo.

Tiếp theo là bộ phận đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu.Trong Luật Đấu thầu đã thể hiện rất rõ tinh thần phân cấp, thực hiện phân cấp mạnh gắn liền với trách nhiệm và tăng cường công tác hậu kiểm. Phân cấp mạnh giúp cho các chủ đầu tư chủ động hơn trong việc thực hiện và quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn của nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu đặc biệt là ở cấp huyện, xã, khu vực vùng sâu, vùng xa còn hạn chế dẫn đến chất lượng của hoạt động đấu thầu chưa được đảm bảo. Qua kiểm tra công tác đấu thầu tại một số địa phương như Hà Tây, Hưng Yên cho thấy, chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn nên khoán phần lớn công việc của mình cho tư vấn đã dẫn đến bất cập như chất lượng của HSMT do tư vấn lập không bảo đảm (đưa ra điều kiện quá cao không nhà thầu nào đáp ứng được hoặc đưa vào điều kiện tiên quyết các yêu cầu không phù hợp nhằm lựa chọn nhà thầu theo ý kiến chủ quan...) nên phải tổ chức đấu thầu lại mà chi phí hủy đấu thầu do chủ đầu tư chịu vì đã ”chót” nghiệm thu HSMT; phê duyệt kết quả trúng thầu hoặc tham mưu cho người có thẩm quyền phê duyệt theo đúng kiến nghị chưa phù hợp của tư vấn. Những tư vấn viên này đa số là đội ngũ cán bộ công chức trong ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý đấu thầu. Ngoài ra, hàng năm Cục quản lý đấu thầu yêu cầu các Sở ban nghành nộp các báo cáo đấu thầu nhưng các báo cáo này thường được nạp về chậm thời hạn và chất lượng các bản báo cáo còn kém thể hiện năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao còn kém.

3.3 Đạo đức nghề nghiệp đội ngũ nhân lực quản lý đấu thầu

Đạo đức nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức là một trong những vấn đề cấp thiết không chỉ riêng trong lĩnh vực quản lý đấu thầu. Tuy nhiên, đấu thầu là

lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến chi tiêu, sử dụng vốn của Nhà nước nên càng trở nên vô cùng quan trọng. Chỉ nói riêng về bộ phận các ban quản lý dự án, và nói đến quản lý dự án thì người Việt Nam không ai là không biết đến vụ việc PMU18, một sự vụ tham ô tham nhũng và rút ruột công trình một cách trắng trợn có liên quan đến một đường dây cán bộ cấp cao. Không chỉ có thế, trong vụ việc này còn thể hiện những nét đạo đức suy đồi của đội ngũ những người có liên quan đến quản lý đấu thầu. Không chỉ có thế, qua các chương trình đào tạo sẽ nói riêng ở phần đào tạo thì một số ít cán bộ có năng lực thực sự thì cố tìm cách lách luật để trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

3.4 Hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu

Theo quy định tại điều 9 của luật Đấu thầu và Điều 5 của Nghị định số 111/2006/ND-CP ngày 29.9 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng( Gọi tắt là nghị định 111) thì tất cả các cá nhân tham gia vào hoạt động đấu thầu như: Thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, bên mời thầu và chủ đầu tư đều phải có chứng chỉ tham gia và đào tạo về nghiệp vụ đấu thầu. Như thế, xoay quanh việc học, cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu từ năm 2006 đến nay và qua hai năm thực hiện( từ 3/11/2006 đến 3/11/2008) Dự án đào tạo đấu thầu quốc gia được JFA giám sát một cách nghiêm khắc có thể đưa ra được phần nào kết quả nguồn nhân lực làm công tác đấu thầu kém về chất lượng.

Những hoạt động dưới sự giám sát của JFA đã được thực hiện: - Trợ giúp vụ quản lý đấu thầu để đào tạo quản lý về đấu thầu

+ Phát triển những bài giảng cho việc đào tạo những chuyên gia và thực tập viên + Xây dựng cơ chế cấp chứng chỉ

+ Đào tạo cho 100 những chuyên gia trong lĩnh vực đấu thầu

+ Đào tạo cho 600 những học viên từ các bộ , tỉnh, công ty, tập đoàn, các đơn vị dự án, …

- Củng cố năng lực của vụ quản lý đấu thầu

+ Gửi 7 nhân viên ( trong phần đầu tiên) đào tạo về đấu thầu ở ILO, ITC , turin ( khoá đào tạo 3 tuần)

+ Tổ chức hội thảo quốc tế về quản lý hợp đồng- hoàn cảnh thực tế ở việt nam và kinh nghiệm quốc tế.

+ Cải thiện kĩ năng tiếng anh cho các nhân viên của vụ quản lý đấu thầu thông qua khóa học tiếng anh ở trung tâm tiếng anh nổi tiếng ở hà nội( Hội đồng anh, ACET…)

- Quản lý dự án

+ Thành lập các đơn vị dự án

+ Mua bán các trang thiết bị cho vụ quản lý đấu thầu + Bắt đầu hội thảo

+ Kiểm toán

- Những hoạt động ngoài lề đã được tổ chức:

+ Phát triển nghiên cứu sổ tay về pháp lý liên quan đến thủ tục đấu thầu ở việt nam + Gửi 6 nhân viên mới ( trong phần thứ 2 ) đào tạo về đấu thầu ở ILO, ITC

Turin( khoá đào tạo 3 tuần)

+ Trợ giúp một người tham gia vào khoá đào tạo về đấu thầu nâng cao ở Mỹ.

Đó là một số những thành tựu đáng kể về số lượng những cán bộ đấu thầu được đào tạo nhưng thực trạng công tác đào tạo nghiệp vụ đấu thầu được thực hiện như thế nào trong nước qua việc đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu thì vấn đề ai là người mở lớp, việc giảng dạy, chất lượng giảng dạy sẽ được phân tích cụ thể.

3.3.1 Những đối tượng mở lớp đào tạo

Theo quy định của Nghị định 111 thì bất cứ tổ chức nào có đăng ký kinh doanh hành nghề đào tạo đều được mở lớp đào tạo về đấu thầu( theo quy định của Luật doanh nghiệp). Vì vậy, ngay sau khi Luật đấu thầu ra đời, đặc biệt là sau khi nghị định 111 được ban hành, hàng loạt các tổ chức đào tạo mới đã được thành lập. Đứng đầu các tổ chức đào tạo này là một số người đã tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm, một số cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu hoặc nghỉ chế độ, một số doanh nhân đang kinh doanh ở một số lĩnh vực khác. Nhưng họ có một điểm chung là chớp “ thời cơ” để làm giàu. Họ mở ra các trung tâm và công ty đào tạo, sau đó các đơn vị đào tạo này cùng với các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thi nhau chiêu sinh, mở các lớp đào tạo về đấu thầu để kiếm lợi.

Có nhiều hình thức mở lớp khác nhau. Các đơn vị mới thành lập đi tìm kiếm địa chỉ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trong cả nước rồi gửi thông báo mở lớp đến tận nơi mời học viên tham gia khóa học để cấp chứng chỉ. Các đơn vị sự nghiệp thường tìm kiếm các cơ quan lớn, có số lượng về người thuộc diện phải học nhiều

để ký hợp đồng giảng dạy và cấp chứng chỉ theo kiểu “ trọn gói”. Dưới bất kỳ hình thức nào thì người mở lớp cũng với chỉ mục tiêu tăng lợi nhuận. Vấn đề chất lượng đào tạo chỉ được đặt vào thứ yếu. Vì vậy, thông thường người tổ chức lớp chọn mời các giảng viên với mức chi phí thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được từ dịch vụ tổ chức lớp.

3.3.2 Giảng viên giảng dạy

Đa số người tham gia các lớp học chỉ với mục tiêu đơn giản là để có được “ cái chứng chỉ” về đấu thầu. Họ ít quan tâm và không có quyền chọn giảng viên. Còn người đứng trên bục giảng về đấu thầu nhiều khi kiến thức lại kém xa các học viên. Vì người học là người đã, đang trực tiếp làm về đấu thầu với tư cách là bên mời thầu có tư cách chuyên môn sâu và kinh nghiệm nhiều năm tham gia hoạt động đấu thầu ở các ban quản lý dựn án( PMU), song vì chưa có chứng chỉ nên họ phải đi học. Còn người dạy phần lớn là biên chế trong các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu hoăc cán bộ của chính các đơn vị tổ chức lớp học( phần đông trong số họ chưa có kiến thức để đi dạy, kinh nghiệm thực tế cũng không có, thậm chí có những người làm những công việc xa vời với đấu thầu).

Do nhu cầu về chứng chỉ ngày càng gia tăng( đặc biệt là trong những năm 2006-2007) nên các đơn vị có chức năng đào tạo đều tăng cường mở lớp học về đấu thầu. Vào thời điểm cao trào, mỗi ngày có tới vài chục lớp học về nghiệp vụ đấu thầu, có đơn vị mở tới 6 khóa đào tạo về nghiệp vụ đấu thầu trong cùng một ngày, trong khi đó số lượng cán bộ giảng dạy có đủ năng lực để làm giảng viên theo đúng nghĩa không thể vượt qua con số hai chữ số. Song do chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn giảng viên nên các lớp học đền được coi là thành công với hầu hết các học viên được cập chứng chỉ.

Đấu thầu là phạm trù kinh tế chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Việt Nam đang trong quá trình tìm kiếm và hoàn thiện dần thể chế kinh tế thị trường, do vậy, lý thuyết về kinh tế thị trường đối với đa số cán bộ, công chức còn khá mới mẻ. Những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến chi tiêu, mua sắm sử dụng tiền của Nhà nước như đấu thầu lại cần có hiểu biết sâu sắc hơn cả về lý thuyết và về kinh nghiệm thực tế. Giảng viên giảng về nghiệp vụ về đấu thầu không chỉ đơn thuần phải nắm vững các nội dung quy định của pháp luật về đấu thầu mà còn phải có kiến thức sâu về kinh tế, nhất là các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế

thị trường để hiểu và lý giải một cách thấu đáo các quy định và từ ngữ trong Luật( hay các văn bản quy phạm pháp luật). Giảng viên giảng về nghiệp vụ đấu thầu còn phải có kiến thức rộng về các Luật khác có liên quan tới hoạt động đấu thầu để diễn giải được mối quan hệ giữa luật pháp về đấu thầu và các quy phạm pháp luật khác. Ngoài kiến thức tối thiểu về sư phạm, họ còn phải có bề dày thực tế về đấu thầu để giải đáp các thắc mắc về lý thuyết cũng như các tình huống cụ thể trong thực tế công tác đấu thầu. Tuy nhiên, do thiếu giảng viên, một số cơ sở đào tạo đã chập nhận cho cả sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học( chưa có kiến thức về đấu thầu) đi giảng. Có trung tâm đào tạo thay vì mời cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về đấu hầu đi giảng lại huy động luôn cán bộ trong trung tâm mình- những người chưa hề có kiến thức về đấu thầu và chưa bao giờ tiếp xúc với các công việc liên quan đến đấu thầu đi giảng.Và hậu quả tất yếu là các giảng viên giảng sai luật, từ chối các thắc mắc của học viên…

3.3.3 Chương trình giảng dạy

Luật quy định thời gian tối thiểu cho một khóa học là ba ngày. Trên thực tế hầu như không có lớp học nào kéo dài quá 3 ngày. Trong 3 ngày đó các giảng viên thường sử dụng 2 ngày cho việc đọc và giải thích Luật, một ngày dành cho việc giải đáp thắc mắc, làm bài kiểm tra và chấm bài. Số giảng viên giảng được nội dung bài học trong 2 ngày mà không trùng lặp thường rất ít. Vì vậy, các cơ sở đào tạo thường thuê người chưa có kiến thức về đấu thầu lên đọc các Luật và Nghị định cho hết 1-2 ngày đầu, đến ngày cuối cùng thì thuê người có một chút kiến thức về đấu thầu lên giải đáp thắc mắc. Nói chung, đa số các lớp học chỉ thỏa mãn việc cấp chứng chỉ, chứ không thỏa mãn việc trang bị đầy đủ kiến thức cho học viên để họ có thể làm việc trong hoạt động đấu thầu.

3.3.4 Chất lượng giảng dạy

Hàng ngày, Viện nghiên cứu chính sách và phát triển kinh tế trung ương nhận được rất nhiều câu hỏi về các tình huống trong đấu thầu. Người hỏi là người đang trực tiếp tham gia các hoạt động lựa chọn nhà thầu. Họ là người đã có chứng chỉ về đấu thầu( đa số không quen biết các cán bộ ở Viện thông qua các lớp tập huấn). Đây là tín hiệu tốt, vì những người làm đấu thầu đã biết đã biết sợ hoặc e ngại với những việc làm sai luật. Qua đối thoại, càng thấy rõ là tư trước đến nay các quy phạm pháp luật về đấu thầu được áp dụng một cách tùy tiện. Ở một tỉnh miền

núi phía Bắc, một Ban quản lý dự án lại thông báo mời thầu rộng rãi trên đài phát thanh của huyện( đối với gói thầu xây lắp). Tuy nhiên, không phải chỉ có các nhà thầu trong huyện đó tham gia dự thầu, nhưng nhà thầu được đề nghị trúng thầu là nhà thầu của huyện đó với giá đề nghị trúng thầu bằng giá gói thầu đã duyệt. Với một gói thầu xây lắp khác có giá trị gói thầu chỉ hơn 10 tỷ thì Ban quản lý dự án đó lại tổ chức sơ tuyển( Luật quy định gói thầu xây lắp có giá từ 200 tỷ đồng trở lên mới bắt buộc phải sơ tuyển), rồi chọn ra được 5 nhà thầu tham gia đấu thầu chính thức. Điều đáng lưu ý là cả 5 nhà thầu này đều là các công ty trách nhiệm hữu hạn, thậm chí có doanh nghiệp mới thành lập hầu như chưa có kinh nghiệm; trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp lớn có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại bị loại khỏi danh sách tham gia sơ tuyển. Như vậy, việc sơ tuyển trong trường hợp đã bị lợi dụng để hạn chế sự cạnh tranh chứ không phải để chọn ra các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu chính thức như mong muốn của cơ quan làm luật. Có một số đơn vị ở miền Đông và Nam Trung Bộ sau khi đấu thầu xong còn phải còn phải chờ cơ quan chức năng thẩm định giá mới được ký hợp đồng. Một người làm đấu thầu chỉ quan tâm xem làm thế nào để được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, hoặc chào hàng cạnh tranh. Một số người khác lại chỉ trích thay đổi bổ sung giá trị hợp đồng sau khi đã ký hợp đồng theo hình thức trọn gói.

Nhìn chung, với những gì đang xảy ra trong thực tế, có thể thấy rằng năng lực thực của phần lớn những người tham gia trực tiếp hoạt động đấu thầu chưa tương xứng với trách nhiệm được giao phó. Một số ít có năng lực thực sự thì cố tìm cách lách luật để trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người. Kinh nghiệm của họ cũng hạn chế trong tổ chức những khóa đào tạo trong nước và quốc tế. Số lượng cũng hạn chế về chuyên gia đấu thầu ở Việt Nam.Hoạt động đào tạo thì không theo thể thức. Những trung tâm đào tạo tư nhân về đấu thầu thầu chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w