Trụ cột I– Khung pháp lý

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 32)

2. Kết quả đánh giá BLI 2006-2008 về hệ thống đấu thầu quốc gia

2.2.1Trụ cột I– Khung pháp lý

Hệ thống đấu thầu của Việt Nam đang có những điểm mạnh đáng kể về Khung pháp lý đấu thầu (Trụ cột I đạt 74% - đạt phần lớn) – đó là do việc ban hành Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thực hiện (2006) với những điều khoản tiến bộ như qui định đấu thầu rộng rãi là phương thức đấu thầu ưu tiên. Khía cạnh tích cực khác của khung pháp lý là Luật Đấu thầu có qui định đấu thầu cạnh tranh quốc tế và có các quy trình thủ tục hợp lý về sơ tuyển nhà thầu đối với các dự án có chuyên môn hóa và mang tính kỹ thuật cao. Tháng 12/2007, Bản tin đấu thầu do Vụ QLĐT/Bộ KH&ĐT ban hành đã được nâng cấp thành Báo đấu thầu phát hành toàn

quốc có mặt ở tất cả các tỉnh thành và dễ tiếp cận tới công chúng hơn từ các nguồn thông tin ngoài chính phủ. Cùng với trang thông tin điện tử về đấu thầu đang hoạt động, Báo Đấu thầu là nguồn thông tin quan trọng về các văn bản pháp luật, các qui định trong đấu thầu cũng như các cơ hội đấu thầu và những thông tin liên quan khác và như vậy đây là một tiến bộ đáng kể (so với năm 2006 - thòi điểm đánh giá BLI lần trước) tăng cường tính minh bạch được quy định trong Luật Đấu thầu.

Sau 2 năm thực hiện, việc triển khai thực hiện Luật Đấu thầu đã có được những tiến bộ và công tác xây dựng văn bản hướng dẫn đang được Vụ QLĐT, Bộ KH&ĐT tập trung xây dựng. Những tiến bộ này là một bước đi đúng hướng của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại (hoặc khác biệt giữa các quy định đấu thầu của Việt Nam và phía nhà tài trợ - theo ý kiến của nhóm 6 Ngân hàng Phát triển) cần có thêm nỗ lực từ cả 2 phía Chính phủ và nhà tài trợ để có thể phát huy đầy đủ trong các hoạt động triển khai thực tế công tác đấu thầu. Một số lĩnh vực cần được tiếp tục cải thiện được tóm tắt trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 9: Những tồn tại và khuyến nghị cho Trụ cột I

No. Những tồn tại cần khắc phục Khuyến nghị

1 Ngưỡng giá trị gói thầu tương đối cao so với những quy định tương tự từ phía các nhà tài trợ đối với chỉ định thầu (<1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và <500 triệu đồng đối với dịch vụ tư vấn), và chào hàng cạnh tranh (<2 tỷ đồng).

Rà soát ngưỡng giá trị gói thầu đối với chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả của việc thể chế hoá phương thức đấu thầu rộng rãi ưu tiên.

Đưa những quy định về ngưỡng giá trị trong các tài liệu hướng dẫn cập nhật để phù hợp với tình hình trượt giá

2 Chưa có phiên bản tiếng Anh đối với thông tin về cơ hội và kết quả đấu thầu, kế hoạch đấu thầu, danh mục đen các công ty bị cấm đấu thầu, các qui định và các văn bản chính thức về đấu thầu mua sắm công (Báo Đấu thầu và Trang thông tin điện tử về đấu thầu).

Nỗ lực để sớm phát hành phiên bản tiếng Anh nhằm mở rộng hoạt động đấu thầu một cách có hiệu quả cho các nhà thầu quốc tế tiềm năng.

3 Chưa có Sổ tay hướng dẫn đấu thầu chung.

Xây dựng Sổ tay hướng dẫn đấu thầu chung và tập huấn sử dụng cho các chủ đầu tư / bên mời thầu. 4 Còn một vài hồ sơ mời thầu chuẩn,

mẫu hướng dẫn, mẫu hợp đồng chuẩn… chưa được ban hành hoặc nội dung quy định chưa được đầy đủ.

Tiếp tục nỗ lực xây dựng các mẫu tài liệu đấu thầu chuẩn và tranh thủ ý kiến đóng góp của các bên mời thầu, nhà tài trợ, các tổ chức nghề nghiệp và công chúng.

5 Trong Luật Đấu thầu vẫn chưa bắt buộc chỉ sử dụng tiêu chí đạt/không đạt để đánh giá HSDT, có thể tạo cơ hội cho việc lạm dụng tính tự quyết của các bên mời thầu trong lĩnh vực mua sắm hàng hóa và đấu thầu xây lắp.

Rà soát việc tùy tiện sử dụng phương pháp đánh giá theo “hệ thống chấm điểm” và xây dựng hướng dẫn cụ thể hơn, ví dụ bắt buộc sử dụng phương pháp đánh giá “đạt/không đạt” đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp.

6 Một số điều khoản trong Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn còn có khoảng cách đối với các quy định đấu thầu tương ứng của nhà tài trợ (Xem Phụ lục B)

Tăng cường trao đổi và cùng với Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển xây dựng mẫu hợp đồng và các mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn hài hòa thủ tục đấu thầu giữa 2 bên.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 32)