Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 70 - 72)

I. Phương hướng phát triển đấu thầu và nhu cầu nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-

2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-

2009-2015

Theo như tình hình thực trạng nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu đến thời điểm hiện nay thì nguồn nhân lực này đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Như thế, trong giai đoạn 2009-2015 nguồn nhân lực đấu thầu sẽ có xu hướng tăng lên cả về số lượng và cả về chất lượng mới đáp ứng được nhu cầu của công tác đấu thầu.

2.1 Dự báo số lượng nguồn nhân lực đấu thầu đến năm 2015

Về số lượng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về đấu thầu. Hiện nay đội ngũ này đang có chính xác là 24 người chính là những chuyên viên trong Vụ quản lý đấu thầu thuộc Bộ kế hoạch đầu tư. Đến hết năm 2009 khi Vụ quản lý đấu thầu đã lên thành Cục quản lý đấu thầu thì nhu cầu nhân sự ở đây sẽ tăng lên con số là 58 người

Tổng hợp nhu cầu nhân sự của Cục Quản lý Đấu thầu *

Đơn vị tính: Người

TT Đơn vị Công

chức Viên chức Tổng cộng

1 Lãnh đạo Cục 04 0 04

2 Phòng Chính sách đấu thầu 12 0 12

3 Phòng kiểm tra, giám sát đấu thầu 18 0 18

4 Phòng Quản lý mạng đấu thầu 8 0 08

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Quốc gia

5 Trung tâm hỗ trợ đấu thầu Quốc

gia

0 08 08

6 Văn phòng Cục 08 0 08

Tổng cộng 50 8 58

Như thế đến năm 2015, con số này có thể lên tới 70 người. Nghĩa là sẽ có trên dưới 70 người tham gia quản lý nhà nước về đấu thầu.

Theo con số thống kê tương đối thì đôi ngũ nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu ở các Bộ, ban nghành địa phương hiện nay tăng gấp 5 lần so với năm 1994. Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế hội nhập, đấu thầu đang trở nên quen thuộc hơn đối với hoạt động sử dụng vốn nhà nước. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước năm 2007 là 135.860 tỷ đồng. Như thế, dự báo đến năm 2015, con số này sẽ tăng lên là 299.203 tỷ đồng( Nguồn vốn đầu tư khu vực Nhà nước năm 2015= 135.860( 1+ 0,1037) nghĩa là tăng gấp 2.2 lần năm 2007. Điều này ảnh hưởng tới nhu cầu đấu thầu cũng như số lượng nguồn nhân lực sẽ có xu hướng phải tăng lên. Ngoài ra, do yêu cầu thực hiện triệt để hơn Luật đấu thầu và xu hướng hội nhập trong đấu thầu dẫn tới nguồn nhân lực đấu thầu cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, do áp dụng đấu thầu điện tử nên có thể làm số lượng nguồn nhân lực đấu thầu giảm đi nhưng không đáng kể. Như thế, số lượng đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu có thể sẽ tăng gấp 2 lần thời điểm hiện nay là khoảng 20.000 người vì có một số lượng nhân lực vẫn đang tiếp tục làm việc. Nghĩa là đến năm 2015 đội ngũ nhân lực quản lý đấu thầu sẽ có thể lên đến con số 60.000 người.

Tổng hợp nhu cầu số lượng nguồn nhân lực quản lý đấu thầu Việt Nam đến năm 2015

Đơn vị tính: Người

Đơn vị Số lượng

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1 Bộ Kế hoạch đầu tư 30

2 Các Bộ và cơ quan ngang Bộ 850

3 Ủy Ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương 58.630

Tổng cộng 59.510

2.2 Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực quản lý đấu thầu đến năm 2015

Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm khá trừu tượng. Nhưng với xu hướng hiện nay, khi chính phủ chú trọng nhiều hơn đến hoạt động đấu thầu và người dân cũng có hiểu biết sâu sắc hơn về đấu thầu thì đến năm 2015 đội ngũ nhân lực quản lý đấu thầu sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về nghiệp vụ đấu thầu. Những người có chuyên môn nghiệp vụ cao được đào tạo chuyên nghiệp cả trong nước và quốc tế sẽ không còn khan hiếm. Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ của đội ngũ này cũng được cải thiện gấp đôi. Đến năm 2015 tất cả các cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu sẽ có đầy đủ chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Giải pháp pháp triển nguồn nhân lực quản lý đấu thầu ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2015 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w