2. Kết quả đánh giá BLI 2006-2008 về hệ thống đấu thầu quốc gia
2.2.3 Trụ cột III – Hoạt động đấu thầu và thông lệ thị trường
Kết quả đánh giá BLI 2006 cho thấy Việt Nam đã cơ bản cải cách về khung pháp lý và khuôn khổ thể chế về đấu thầu. Bước tiếp theo là trong 2 năm qua cùng với việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thích hợp, Việt Nam đã và đang tiếp tục tập trung xây dựng năng lực thực hiện và đẩy mạnh cải cách ở tất cả các vùng miền – một nhiệm vụ không kém phần quan trọng và cam go nếu so với công tác soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả đánh giá BLI 2008 cho thấy Việt Nam đã có những tiến bộ rất đáng kể trong thực tế “Hoạt động đấu thầu và thông lệ thị trường”. Chính phủ đang tận dụng điểm mạnh trong Chỉ số 4 (Chính phủ có cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu đúng chức năng – Vụ QLĐT) để triển khai các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích việc vận dụng thi hành các văn bản qui phạm pháp luật vào hoạt động đấu thầu thực tế. Với các văn bản hướng dẫn hoạt động đấu thầu, các mẫu tài liệu đấu thầu (như mô tả ở phần 3.2.2) được ban hành gần đây kết hợp với đào tạo hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra thường xuyên, các hoạt động đấu thầu đã dần dần đi vào nề nếp. Các ý kiến chuyên gia cho rằng công chúng dần dễ tiếp cận với thị trường đấu thầu hơn và khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân ngày càng cao. Tuy nhiên, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để duy trì và tăng cường những tiến bộ đã đạt được, cụ thể Chính phủ nên tập trung vào các khía cạnh sau:
Bảng 11 Những tồn tại và khuyến nghị cho Trụ cột III
No. Những tồn tại cần khắc phục Khuyến nghị
1 Hầu hết các cán bộ được giao để đảm nhận công tác đấu thầu phục vụ dự án hoặc một gói thầu cụ thể chưa được đào tạo về đấu thầu một cách có hệ thống.
Thể chế hóa các kỹ năng cần thiết cho cán bộ đấu thầu.
Đẩy mạnh hơn nữa chương trình nâng cao năng lực đấu thầu mua sắm công và đào tạo giảng viên một cách toàn diện, gồm:
- quy trình thủ tục đấu thầu; - công tác lập kế hoạch đấu thầu;
- lập dự toán chi phí, lập ngân sách,;
- lưu trữ hồ sơ;
- các tiêu chuẩn về hiệu quả hoạt động; và
- cách ứng xử nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp.
2 Luật Đấu thầu chưa có điều khoản khuyến khích hợp tác và tranh thủ những ý kiến và đóng góp của khu vực tư nhân vào công cuộc cải cách chính sách và hoạt động đấu thầu. Chính phủ chưa thường xuyên gặp mặt với cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng với thực hiện Luật Cạnh tranh, Chính phủ cần mở cửa đối thoại thường xuyên với khu vực tư nhân nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu sử dụng vốn nhà nước.
Giảm bao cấp của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Mở rộng chương trình đào tạo cho khu vực tư nhân.
3 Đã có các điều luật quy định lập báo cáo, bảo mật tài liệu trong đấu thầu mua sắm công. Tuy nhiên, vẫn chưa có điều khoản cụ thể qui định rõ tài liệu đấu thầu liên quan nào cần lưu trữ và cơ quan nào chịu trách nhiệm lưu trữ, lưu trữ trong thời gian bao lâu.
Xây dựng hướng dẫn quản lý các thông tin (hồ sơ) được lưu trữ một cách có hệ thống.
Tiếp tục nỗ lực nâng cấp trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ KH&ĐT.
4 Quá trình để phê duyệt các hợp đồng lớn quá phức tạp và kéo dài do cơ chế thẩm định và đánh giá trước. Chẳng hạn như Điều 31 của Luật Đấu thầu qui định thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày đối với từng nội dung KHĐT, HSMT, KQĐT (đối với các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng thì thời gian thẩm định là 30 ngày), như vậy trong thực tế quá trình đó tổng cộng có thể kéo dài đến 60 ngày đối với một hoạt động đấu thầu đơn lẻ (90 ngày đối với gói thầu thuộc thẩm quyền của Thủ tướng) – chưa tính thời gian thực hiện đấu thầu.
Đẩy mạnh phân cấp quyền hạn và trách nhiệm giải trình thích hợp thông qua các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Cải thiện cơ chế thẩm định, đánh giá trước và phê duyệt, tăng cường công tác hậu kiểm. Kết hợp với công tác cải cách hành chính công.
5 Năng lực quản lý hợp đồng và dự án của các cơ quan thực hiện dự án còn yếu kém.
Tiếp tục nỗ lực xây dựng ban hành các mẫu hợp đồng chuẩn với đầy đủ các điều khoản qui định về thủ tục và yêu cầu kiểm soát chất lượng.
Đẩy mạnh công tác thanh tra và kiểm tra hoạt động đấu thầu. 6 Có rất ít các điều khoản về giải quyết
tranh chấp trong các hợp đồng trong nước, và không được xây dựng rõ ràng với qui định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên. Hơn nữa, tòa án vẫn được xem là cơ chế xét xử cuối cùng và như vậy bên thắng sẽ rất khó khăn để thực thi được hợp đồng theo quyết định của tòa án. Do vậy các nhà cung cấp và các nhà thầu trong nước thường ít có khả năng đưa ra kiến nghị đối với tranh chấp lớn.
Hướng dẫn đưa các điều khoản về giải quyết tranh chấp một cách đầy đủ vào các hợp đồng. Xây dựng quy trình hòa giải và xử lý hành chính.
Xây dựng luật trọng tài kinh tế hợp lý và qui định biện pháp giải quyết tranh chấp khác (ADR) đưa vào các mẫu hợp đồng chuẩn.
7 Các thủ tục thực hiện đấu thầu chưa được hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ đấu thầu.
Xây dựng và ban hành một cuốn Sổ tay hướng dẫn đấu thầu chung.