II. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý đấu thầu giai đoạn 2009-
1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về đấu thầu
Nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu luôn là trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu cũng như quản lý đấu thầu. Sau khi Nghị định thay thế Nghị định 111/CP được ban hành, Bộ KH&ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp với Nghị định mới. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn khác gồm Mẫu HSMT Xây lắp, Mẫu báo cáo đánh giá HSDT đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, Mẫu hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu Thông tư hướng dẫn Nghị định 78/CP về quy trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án, cũng như biên soạn Sách tình huống trong đấu thầu nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, chúng ta nên:
Thứ nhất, tiếp tục nỗ lực xây dựng các mẫu tài liệu đấu thầu chuẩn và tranh thủ ý kiến đóng góp của các bên mời thầu, nhà tài trợ, các tổ chức nghề nghiệp và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công chúng.Cần có qui định chặt chẽ hơn đối với các Cơ quan thực hiện đấu thầu (chủ đầu tư / bên mời thầu) và tăng cường phối hợp giữa hệ thống đấu thầu và hệ thống quản lý tài chính công.
Thứ hai, yêu cầu xây dựng Kế hoạch đấu thầu hàng năm nhằm giúp cho việc tăng cường kỷ luật chi tiêu.
Thứ ba, cùng với thực hiện Luật Cạnh tranh, Chính phủ cần mở cửa đối thoại thường xuyên với khu vực tư nhân nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu sử dụng vốn nhà nước.
Thứ tư, giảm bao cấp của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước. Thứ năm, hướng dẫn đưa các điều khoản về giải quyết tranh chấp một cách đầy đủ vào các hợp đồng.Xây dựng quy trình hòa giải và xử lý hành chính.
Thứ sáu, xây dựng luật trọng tài kinh tế hợp lý và qui định biện pháp giải quyết tranh chấp khác đưa vào các mẫu hợp đồng chuẩn.
Thứ bảy, xây dựng sổ tay hướng dẫn đấu thầu chung và tập huấn sử dụng cho các chủ đầu tư / bên mời thầu.
Khi đã hoàn thiện được khung khổ pháp lý về hoạt động về đấu thầu thì