dụng Việt Nam đến năm 2020
- Tiếp tục đẩy mạnh năng lực vận tải song phương và đa phương đối với các thị trường truyền thống Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Quốc, châu Đại Dương, thúc đẩy kết nối vận tải hàng không đến khu vực Nam Á, Đông Âu và Nga.
- Phát triển mạng đường bay nội địa theo mô hình "trục nan" với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 02 trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mạng đường bay quốc tế tập trung khai thác các tuyến bay chính khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các đường bay xuyên lục địa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Giảm thiểu sự bảo hộ, kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không thông qua việc xây dựng, củng cố và cổ phần hoá Công ty mẹ - con - [8].
- Khẩn trương mở đường bay và tăng cường năng lực VTHK trên các đường bay tầm xa đến châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh và châu Phi; khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cảng hàng không trung chuyển khu vực, đồng thời có chính sách thu hút các hãng hàng không mở đường bay tầm xa đến các cảng trung chuyển.
- Phát triển đào tạo nâng cao nguồn nhân lực: phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật, … nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành HKDD Việt Nam nói riêng và xu hướng toàn cầu hóa của ngành HKDD thế giới nói chung. Xây dựng ổn định sản phẩm (lịch bay, dịch vụ, ...) trên các đường bay “vàng”, đặc biệt là các hành trình quốc tế có thời
gian nối chuyến hợp lý để khai thác tốt nguồn khách.
- Phát triển tốt trong quan hệ liên minh hàng không với các tổ chức HKDD và thành viên liên minh, qua đó duy trì liên kết các hãng hàng không lớn với mục đích tận dụng các lợi thế của nhau về thị trường, về sử dụng chung nhà ga, phòng chờ, dịch vụ bảo dưỡng, … nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành, thu hút được nhiều khách hàng, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận, hướng đến sự phát triển bền vững.