Kết quả thử hiệu lực diệt tồn lưu của màn Permanet 2.0 đã sử dụng ngoài thực địa chưa giặt

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 120 - 123)

X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)

4.2.4. Kết quả thử hiệu lực diệt tồn lưu của màn Permanet 2.0 đã sử dụng ngoài thực địa chưa giặt

ngoài thực địa chưa giặt

Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chết của An. dirus chủng phịng thí nghiệm và thực địa sau khi tiếp xúc với màn Permanet 2.0 đã sử dụng ngoài thực địa 7 tháng chưa giặt là 100 % (Bảng 3.22). Như vậy, hiệu lực của màn Permanet 2.0 vẫn tốt, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu thêm bởi vì theo kết quả nghiên cứu của Hồ Đình Trung (2008), đánh giá hiệu quả của võng bọc làm bằng màn Permanet 2.0 trong PCSR cho những người ngủ rừng, ngủ rẫy tại huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk cho thấy, tỷ lệ chết của An. dirus chủng phịng thí nghiệm sau khi tiếp xúc với bọc võng Permanet 2.0 đã sử dụng ngoài thực địa 4 tháng là 98,7 % và 7 tháng là 94,0 % [70].

Nghiên cứu của Phạm Thị Khoa (2008), cho thấy: Hiệu lực tồn lưu của màn Permanet 2.0 sau 20 lần giặt đối với muỗi An.dirus, tỷ lệ muỗi

chết chung sau 24 giờ tại 3 vị trí trên màn (đỉnh, thân, chân màn) từ 95 – 100 % [41].

Trong nghiên cứu tại Assam, phía Tây Bắc Ấn Độ về màn Permanet 2.0 cho thấy, màn vẫn giữ hiệu lực của hóa chất tới 15 lần giặt, cho tỷ lệ muỗi chết trung bình của muỗi An. minimus sau 24 giờ bằng phương pháp thử tồn lưu 3 phút tiếp xúc trong phễu thử là 72,5 % ở lần giặt thứ 15 [147].

Ở một số nước, màn Permanet 2.0 sau 20 lần giặt còn giữ lại 14 – 24 mg/m2deltamethrin và cho tỷ lệ muỗi chết 80 % khi thử tồn lưu với muỗi An. stephensi [120].

Kết quả nghiên cứu trong 9 tháng đánh giá hiệu quả của màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu permanet ở làng Chekereni, phía Đơng Bắc Tanzania cho thấy, màn Permanet 2.0 sau 18 lần giặt với xà phòng giặt, tỷ lệ muỗi chết (An.gambiae Sensulato và An.gambiae Gieswere) sau 24 giờ từ 95 –

100 % [144].

Kết quả nghiên cứu tại Uganda với 260 màn Permanet 2.0, nồng độ deltamethrin trên màn ban đầu là 69,2 mg/m2, sau 36 tháng còn lại 28,7 mg/m2(bằng 41,5 % liều ban đầu). Tỷ lệ muỗi quỵ trong thử nghiệm sinh học ở tất cả các thời điểm thử nghiệm trước 24 tháng đều đạt > 95 %. Sau khi sử dụng 24 tháng, tỷ lệ muỗi quỵ còn 92,4 %. Sau 36 tháng, trên 90 % số màn có tỷ lệ muỗi chết và quỵ trong thử nghiệm sinh học đạt tiêu chí của Hệ thống đánh giá hóa chất của WHOPES (tỷ lệ muỗi chết ≥ 80% và/hoặc tỷ lệ quỵ (KD) 60 phút sau tiếp xúc ≥ 95%). Với kết quả này, nhóm nghiên cứu kết luận rằng màn Permanet 2.0 đạt các tiêu chí của WHOPES qui định cho màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu [130].

Một thử nghiệm đa quốc gia dưới sự giám sát của WHOPES được tiến hành trong giai đoạn 2007 – 2008 tại 6 nước (Angla, Ghana, Kenya, Madagascar, Togo và Zambia) để đánh giá hiệu lực sinh học (Bio – efficacy) và độ bền của màn Permanet 2.0. Kết quả thử nghiệm cho thấy 57 % số màn sau 3 năm sử dụng đạt tiêu chí của WHOPES về màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu, tức là tỷ lệ muỗi chết trong thử nghiệm sinh học ≥ 80 %. Những màn khơng đạt tiêu chí của WHOPES trong thử sinh học được sử dụng để thử theo phương pháp Tunnel, với phương pháp này tỷ lệ màn đạt tiêu chí của WHOPES là 80 %. Màn Permanet 2.0 được đánh giá là có hiệu lực trong 3 năm khi kết quả thử nghiệm của 6 nước được gộp chung để phân tích [161].

4.2.5. Thời gian hoạt động đốt người trong đêm củaAn. dirus

Hoạt động đốt mồi của An. dirus suốt đêm từ 18 giờ đến 5 giờ sáng, đỉnh cao là từ 21 giờ đến 22 giờ, tổng mật độ muỗi An. dirus bắt được từ 18 giờ - 22 giờ là 19,17 c/g/ng (chiếm tỷ lệ 48,76%) so với tổng mật độ muỗi bắt được

suốt đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng là 39,31 c/g/ng (Hình 3.8 và Bảng 3.23). Chính hoạt động đốt mồi sớm sẽ làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa người với vector và hiệu quả phòng chống vector của màn (kể cả màn tẩm hóa chất) sẽ hạn chế vì phần lớn vector đốt người trước lúc đi ngủ nên lúc đó màn chưa được sử dụng. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Sơn Hải và CS (2003), ở trong rừng, muỗi An. dirus thường bắt đầu tấn công người vào chập tối, 50 % số lượng muỗi bắt được bằng mồi người trước 10 giờ đêm [19].

So với kết quả nghiên cứu của Hồ Đình Trung (2002), vector SR chính

An. dirus đốt người cả trong và ngoài nhà, tỷ lệ An. dirus đốt người trong và ngoài nhà thay đổi theo địa phương. Hoạt động đốt mồi của An. dirus xảy ra suốt đêm và hoạt động thay đổi theo vùng và theo mùa. Tại Việt Nam, đỉnh hoạt động đốt mồi của An. dirus phổ biến từ 20 – 24 giờ. Ở một số địa phương khoảng 85 %An. dirusbắt được trước 24 giờ [73].

Vì vậy, để phịng chống vector ở những nơi vector hoạt động đốt mồi sớm, ngoài phun tồn lưu (khu dân cư) và tẩm màn (khu dân cư, cho đối tượng ngủ rừng, ngủ rẫy) thì các biện pháp bảo vệ cá nhân khác như sử dụng kem xua muỗi có thể hạn chế sự tiếp xúc giữa người với vector trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ, nhất là với những người hoạt động và ở lại qua đêm trong rừng, trong rẫy.

So với đối chứng thì rõ ràng hiệu lực kem xua có giá trị bảo vệ; khi kết hợp với màn Permanet 2.0 thì hiệu lực ngăn cản muỗi tiếp xúc với người được tăng lên. Màn Permanet 2.0 chỉ có thể làm giảm số muỗi đến đốt trong đêm, song muỗi vẫn tiếp cận được người (Bảng 3.23).

Trong nghiên cứu của chúng tơi có thể nhận thấy, khiAn. dirus vào nhà đốt người, gặp phải rào cản xua và diệt (của kem xua và màn Permanet 2.0) nên muỗi đậu lại trên vách trong nhà (rình mồi) và chờ cho hiệu lực xua và diệt hết tác dụng thì tấn cơng đốt người. Qua quan sát của chúng tôi muỗi An. dirus đậu trên vách trong nhà ở những đêm bắt muỗi bằng phương pháp mồi

người trong nhà cả đối chứng và thử nghiệm (sử dụng kem xua, màn permanet 2.0) nhận thấy: Những đêm đối chứng muỗi đậu trên vách trong nhà rình mồi có cả muỗi no máu và muỗi đói (chưa hút máu), những đêm thử nghiệm thì quan sát đa số muỗi đậu trên vách trong nhà là muỗi đói và số lượng hầu như không giảm gần về sáng.

Dưới tác động của kem xua và màn Permanet 2.0, có thể đã làm thay đổi một phần nào tập tính hoạt động đốt máu người trong đêm củaAn. dirus, thời gian rình mồi có thể kéo dài và một số cá thể tiếp tục tìm mồi đốt máu trong khoảng thời gian gần về sáng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những suy đoán thuần túy. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Khánh Thuận và CS (2001) cho thấy, muỗi An. dirus có tập tính ưa đốt máu người cao cả trong và ngồi nhà. Ở trong nhà, trước khi đốt mồi, muỗi có thời gian đậu rình mồi ngắn ở trên vách, tỷ lệ no máu tăng dần theo thời gian dần về sáng và tới sáng hầu như 100 % muỗi đều no máu [61].

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 120 - 123)