Tình hình sốt rét và phịng chống vector sốt rét ở Bình Thuận 1 Tình hình sốt rét ở Bình Thuận

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 42 - 46)

1.3.1. Tình hình sốt rét ở Bình Thuận

Bệnh SR tại Bình Thuận so các tỉnh trong khu vực có số ca mắc SR cao thứ 10 trong 15 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Bình Thuận lại là tỉnh có nguy cơ mắc SR cao, do tỉnh giáp ranh với những tỉnh có tình hình SR phức tạp như Ninh Thuận, Bình Phước, Lâm Đồng.

Trong 20 năm (1991 – 2010) với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; sự chỉ đạo về chuyên môn của Viện Sốt rét – KST - CT Trung ương, Sở Y tế và với các biện pháp can thiệp về chuyên môn, kỹ thuật (phun tồn lưu và tẩm màn bằng hóa chất), nhìn chung tình hình bệnh SR trong tỉnh đã giảm (năm 2010, số mắc SR và tử vong do SR giảm 89,58% và 99% so với năm 1991). Tuy nhiên tình hình SR hàng năm tại tỉnh khơng ổn định cụ thể như: Từ năm 2008 trở lại đây, bệnh SR đã và đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Đặc biệt là năm 2009 số ca mắc SR tăng 60% so năm 2008 (720 ca/450 ca của năm 2008). Năm 2010, tình hình bệnh SR tuy có giảm nhưng khơng nhiều (giảm 5,83%), trong đó có 3 ca SR ác tính và có 1 ca tử vong. Nghiêm trọng hơn, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, số ca mắc SR toàn tỉnh đã tăng 27,33% với cùng kỳ và chiếm gần 1/3 số ca mắc của cả năm 2010.Trong năm 2012 số BNSR trong toàn tỉnh là 746 (tăng 3,6 % so với năm 2011), SR ác tính là 08 trường hợp, tử vong do SR là 02 trường hợp. Qua phân tích số ca mắc SR chủ yếu là ở người dân đi rừng, ngủ rẫy tại các xã SRLH nặng, đặc biệt là hai xã Phan Sơn và Phan Tiến của huyện Bắc Bình có tỷ lệ người đi rừng, ngủ rẫy cao hơn so với những xã SRLH nặng khác trong tỉnh.

Những nguyên nhân dẫn đến tình hình SR tại tỉnh Bình Thuận trong những năm gần đây khơng ổn định có nguy cơ bùng phát dịch: Tỷ lệ mắc SR chủ yếu tập trung ở đối tượng đi rừng, ngủ rẫy. Đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ văn hóa thấp, đời sống kinh tế khó khăn, nên hiểu biết của người dân về bệnh SR và các biện pháp PCSR còn nhiều hạn chế. Tập quán của người dân đi làm rừng, làm rẫy và ngủ lại

qua đêm tại nơi làm việc; nhưng họ ít sử dụng màn và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác dẫn đến nguy cơ mắc bệnh SR cao [78].

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía đơng và đơng nam giáp biển đơng. Diện tích 7.830 km2, mùa mưa từ tháng 08 – 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau; nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C – 27,50C; lượng mưa trung bình hàng năm 800 – 1.600 mm. Toàn tỉnh gồm 09 huyện và 01 thành phố với dân số khoảng 1.207.837.000 người (năm 2013).

Theo phân vùng dịch tễ SR can thiệp năm 2003 tồn tỉnh có 41 xã thuộc vùng SRLH nhẹ, 18 xã thuộc vùng SRLH vừa và 11 xã thuộc vùng SRLH nặng. Theo phân vùng dịch tễ SR can thiệp năm 2009 (Hình 1.6) tồn tỉnh có 23 xã thuộc vùng SRLH nhẹ, 8 xã thuộc vùng SRLH vừa và 5 xã thuộc vùng SRLH nặng, dân số nguy cơ SR chiếm hơn 51,3 % tổng dân số trong toàn tỉnh (614.117/1.196.958 người), chủ yếu là dân tộc (Kinh, Gia Rai, Răk Lây, K’ho, Chăm, Nùng, Tày…). Nghề nghiệp chính của cộng đồng dân cư tại các xã SRLH là làm nương rẫy và tập quán ngủ rẫy rất phổ biến (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Số liệu phân vùng dịch tễ số rét của tỉnh Bình Thuận (năm 2009) TT Tên vùng Số xã Dân số chung Dân số nguy cơ SR 1 Vùng khơng có SRLH 45 561.317 2.781

2 Vùng nguy cơ SR quay trở lại 46 439.477 416.433

3 Vùng SRLH nhẹ 23 166.481 17.185

4 Vùng SRLH vừa 8 20.825 21.327

5 Vùng SRLH nặng 5 8.858 9.391

Tổng cộng 127 1.196.958 614.117

(Nguồn: Trung tâm phòng chống sốt rét – bướu cổ (2009). Báo cáo số liệu

* Biện pháp can thiệp cho mỗi vùng (phân vùng dịch tễ SR can thiệp năm 2009) [32].

- Vùng khơng có SRLH (vùng I): Phát hiện sớm và điều trị sớm, đúng phát đồ cho các bệnh nhân SR ngoại lai. Củng cố các yếu tố PCSR bền vững.

- Vùng nguy cơ SR quay trở lại (vùng II): Duy trì và củng cố yếu tố bền vững, ngăn ngừa SR quay trở lại. Giám sát dịch tễ SR thường xuyên; phát hiện sớm và điều trị sớm, đúng phác đồ cho các BNSR ngoại lai để ngăn ngừa lây truyền SR tại chỗ có thể xảy ra; có biện pháp phịng chống vector thích hợp nếu xuất hiện KSTSR nội địa; quản lý dân di biến động đi và về từ vùng SRLH, cấp thuốc SR và tẩm màn cho người đi vào vùng SR; truyền thông giáo dục sức khỏe PCSR cho cộng đồng.

- Vùng SRLH nhẹ (vùng III): Triển khai các biện pháp PCSR để tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do SR, không để dịch SR xảy ra. Phát triển và duy trì các yếu tố PCSR bền vững. Tăng cường phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý BNSR, người mang KSTSR; vận động nhân dân ngủ màn thường xuyên; chỉ tẩm màn hóa chất diệt muỗi ở những nơi giáp với các vùng SRLH vừa và nặng; giám sát dịch tễ SR thường xuyên; cũng cố màng lưới y tế cơ sở, quản lý di biến động dân cư đi và về từ các vùng khơng có hoặc có SRLH; truyền thơng giáo dục sức khỏe PCSR cho cộng đồng.

- Vùng SRLH vừa (vùng IV): Triển khai các biện pháp PCSR mạnh để tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do SR, không để dịch SR lớn xảy ra. Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý BNSR, người mang KSTSR; vận động nhân dân tẩm màn hóa chất diệt muỗi, thường xuyên ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi cả ở ở nhà và khi đi nương rẫy, đi rừng; phun hóa chất tồn lưu nơi SR gia tăng hoặc có nguy cơ dịch hoặc xảy dịch, nơi dân không ngủ màn hay tỷ lệ ngủ màn dưới 80%; truyền thông giáo dục sức khỏe PCSR cho cộng đồng; giám sát dịch tễ SR thường xuyên; cũng cố mạng lưới Y tế cơ sở, điểm kính hiển vi.

Hình 1.6.Bản đồ phân bố vùng sốt rét can thiệp năm 2009 tỉnh Bình thuận

(Nguồn: Trung tâm phịng chống sốt rét – bướu cổ Bình Thuận)

- Vùng SRLH nặng (vùng V): Tập trung nguồn lực, kỹ thuật và triển khai các biện pháp PCSR mạnh làm giảm mắc, giảm chết do SR, không để dịch SR lớn xảy ra. Phát hiện, chẩn đoán, điều trị, quản lý BNSR, người mang KSTSR (ưu tiên thuốc hiệu lực cao). Vận động nhân dân tẩm màn hóa chất diệt muỗi, ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi cả ở ở nhà và khi đi nương rẫy, đi rừng; phun hóa chất tồn lưu nơi SR gia tăng hoặc có nguy cơ dịch hoặc xảy ra dịch, nơi dân không ngủ màn hay tỷ lệ ngủ màn dưới 80%. Tăng cường

truyền thông giáo dục sức khỏe PCSR cho cộng đồng bằng các nội dung và hình thức thích hợp. Tăng cường giám sát dịch tễ SR thường xuyên; cũng cố màng lưới y tế cơ sở, điểm kính hiễn vi, quản lý y dược tư nhân; sớm phát hiện và có biện pháp bảo vệ dân vùng khơng có SRLH đến; cấp thuốc SR sớm cho những đối tượng đi rừng, ngủ rẫy; phối hợp đa ngành, quân dân y trong PCSR.

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 42 - 46)