X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)
4.3.1. Sử dụng màn Permanet 2
Một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam cho biết, mức độ tiếp xúc giữa người với vector SR trong rừng cao hơn khoảng 10 – 20 lần so với trong khu dân cư, những người thường xuyên ngủ rừng, ngủ rẫy có nguy cơ nhiễm SR cao hơn 2 – 4 lần so với những người khác. Nguyên nhân ở trong rừng, trong rẫy vector SR chính An. dirus có mật độ cao, tuổi thọ dài và ưa đốt người. Trong khi đó, các đối tượng hoạt động và ngủ trong rừng, rẫy thường không được bảo vệ bằng các biện pháp phịng chống vector hiệu quả, do đó rất dễ bị muỗi đốt và nhiễm SR [110], [115].
Phun tồn lưu nhà và tẩm màn với hóa chất diệt muỗi là hai biện pháp chính để phòng chống vector SR ở Việt Nam. Cả hai biện pháp này đều có hiệu quả cao trong PCSR cho những người sinh sống cố định ở khu dân cư. Tuy vậy, để phòng chống vector SR cho những người thường xuyên ngủ rừng, ngủ rẫy thì cả phun tồn lưu và tẩm màn đều rất khó thực hiện vì trong rừng, trong rẫy họ thường xuyên ngủ trong lều, trong nhà tạm hoặc ngồi trời. Do đó, cần phải tìm kiếm biện pháp phịng chống vector vừa đơn giản vừa hiệu quả và phù hợp cho nhóm đối tượng này. Hiệu quả PCSR màn Permanet nói riêng và các vật liệu tẩm hóa chất diệt muỗi nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn đến bởi cách thức sử dụng chúng. Nếu chúng được sử dụng hợp lý thì hiệu quả PCSR sẽ cao. Một nghiên cứu tại Ninh Thuận cho thấy, tỷ lệ võng gắn màn Olyset Net được sử dụng để ngủ lúc chập tối và ban đêm (thời điểm muỗi Anopheles hoạt động đốt người) chỉ có 27,6% ở khu dân cư cố định và 5,7% ở trong nhà rẫy. Do chỉ có một tỷ lệ thấp võng gắn màn Olyset Net được
sử dụng một cách hợp lý nên hiệu quả PCSR của biện pháp này bị hạn chế [132]. Ngược lại, tại một điểm nghiên cứu ở Suriname, tỷ lệ sử dụng võng có bọc võng tẩm permethirn là 100% sau can thiệp 36 tháng, hiệu quả PCSR rất rõ ràng là tỷ lệ hiện mắc SR giảm từ 15 – 20% trước can thiệp xuống còn 1% sau can thiệp [156]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.27 cho thấy, màn Permanet 2.0 được cấp cho 450 người thường xuyên ngủ rừng, ngủ rẫy sử dụng để PCSR. Điều tra (phỏng vấn) 2 đợt: Đợt 1 trong số 450 người được phỏng vấn thì có 374 người có sử dụng màn Permanet 2,0 (chiếm tỷ lệ 83,1%). Trong số 374 đối tượng tham gia nghiên cứu có sử dụng màn Permanet 2.0 thì có 74,1 % sử dụng màn Permanet 2.0 một cách hợp lý để PCSR (sử dụng để ngủ trong rừng, rẫy ban đêm) bởi vì muỗi Anopheles hoạt động tìm mồi đốt máu vào ban đêm và có 1,6 % sử dụng để ngủ trong rừng, rẫy ban ngày.
Đợt 2 số người được phỏng vấn là 435 người thì có 382 người có sử dụng màn Permanet 2,0 (chiếm tỷ lệ 87,8%). Như vậy, tỷ lệ sử dụng màn Permanet 2.0 tăng dần qua hai đợt điều tra.
Trong số 382 đối tượng nghiên cứu có sử dụng màn Permanet 2.0 (đợt 2) thì có 82,0 % sử dụng màn Permanet 2.0 một cách hợp lý PCSR (ngủ trong rừng, rẫy ban đêm) và chỉ có 1,0 % sử dụng để ngủ trong rừng, rẫy ban ngày. Các kết quả này chứng tỏ màn Permanet 2.0 được đại đa số cộng đồng tham gia nghiên cứu chấp nhận. Kết quả của chúng tơi phù hợp với nghiên cứu của Hồ Đình Trung (2008): “Võng có bọc võng Permanet 2.0 có gần 90 % số người tham gia nghiên cứu sử dụng võng có bọc võng Permanet 2.0 để ngủ (ban đêm hoặc ban ngày) trong rừng, trong rẫy và có gần 72 % số người sử dụng võng có bọc Permanet 2.0 một cách hợp lý để PCSR (sử dụng để ngủ ban đêm)” [70].
Trong thời gian sử dụng màn của người dân, do cấu trúc nhà cửa sơ sài, tạm bợ và diện tích nhà nhỏ, nên màn dễ bị bẩn, người dân có thói quen giặt lại màn. Trong chương trình PCSR Việt Nam đang sử dụng hóa chất (ICON 2,5 CS và Fendona 10SC) để tẩm màn hàng năm cho người dân sống trong
vùng SRLH. Nếu như màn này sau khi tẩm được giặt lại thì một lượng đáng kể hóa chất sẽ bị mất sau mỗi lần giặt và do đó hiệu quả phịng chống vector sẽ bị giảm. Tại Suriname, võng có bọc võng tẩm permethrin có hiệu quả cao PCSR một phần là do tập quán ít khi giặt bọc võng của người dân địa phương nơi tiến hành nghiên cứu [156]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, màn Permanet 2.0 có deltamethrin được bọc trong lớp màn nhựa giúp làm giảm lượng hóa chất bị mất sau mỗi lần giặt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến khích việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường loại màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (Permanet 2.0) với đặc tính là hiệu lực diệt muỗi của hóa chất trên màn khơng bị mất sau nhiều lần giặt và do đó khơng phải tẩm lại màn trong q trình sử dụng [161].
Các nghiên cứu trong phịng thí nghiệm cũng như ở thực địa đã kết luận rằng Permanet vẫn giữ được hiệu lực diệt muỗi sau 20 lần giặt [41]. Vì vậy, tỷ lệ màn Permanet 2.0 đã giặt sau 3 tháng sử dụng là 16,8 %, sau 6 tháng là 41 % (Bảng 3.27) có lẽ khơng ảnh hưởng nhiều đến hiệu lực phòng chống vector SR của loại màn này.