Mậtđộ An.dirus tìm mồi đốt máu trong đêm bắt được ở đối chứng và sử dụng màn Permanet 2

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 123 - 126)

X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)

4.2.6. Mậtđộ An.dirus tìm mồi đốt máu trong đêm bắt được ở đối chứng và sử dụng màn Permanet 2

và sử dụng màn Permanet 2.0

So với đối chứng, hiệu lực xua muỗi An. dirus của màn Permanet 2.0 chỉ có thể làm giảm mật độ đốt người trong nhà suốt đêm. An. dirus vẫn tiếp cận đốt người rất sớm từ 19 giờ (mật độ: 0,12 con/giờ/người). Mật độ đốt người cao nhất từ 21 – 22 giờ và giảm dần về sáng (Hình 3.9).

Mật độ muỗi An. dirus bắt được bằng phương pháp mồi người trong nhà ở đối chứng cao gấp 5,19 lần mật độ An. dirus bắt được khi sử dụng màn Permanet 2.0 (P<0,05). Hiệu lực bảo vệ của màn Permanet 2.0 chống lại muỗi

An. dirusđốt là 80 % (Bảng 3.24).

Hiệu lực của permanet phòng chống vector SR đã được nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Đình Trung (2008) tại tỉnh ĐăkLăk cho thấy, sử dụng võng có bọc võng Permanet 2.0 có tác dụng làm giảm tỷ lệ KSTSR ở những người ngủ rừng, ngủ rẫy. Sau 4 tháng sử dụng võng có bọc võng permanet, tỷ lệ

KSTSR ở nhóm can thiệp là 0,51 % so với 4,44 % trước can thiệp (P < 0,001), cịn ở nhóm đối chứng là 1,48 % so với 3,11 % trước can thiệp (P > 0,05). Sau 7 tháng can thiệp, tỷ lệ KSTSR ở nhóm can thiệp là 0,24 %, nhóm đối chứng là 0,5 %, đều giảm có ý nghĩa so với trước can thiệp, tuy vậy nhóm sử dụng bọc võng giảm tới 18 lần, trong khi đó tỷ lệ này chỉ giảm 6 lần ở nhóm đối chứng [70].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2012) cho thấy, Khi so sánh về mật độ vector SR giữa những nhà rẫy có và khơng có sử dụng bọc võng tẩm hóa chất thấy rằng ở hai phương pháp MNTN có mật độ vector chung ở nhà rẫy có sử dụng bọc võng tẩm hóa chất là thấp hơn khơng nhiều so với nhà rẫy khơng có sử dụng bọc võng tẩm hóa chất. Khi mật độ vector SR tăng cao thì ở phương pháp MNTN có mật độ muỗiAn. dirus ở nhà rẫy có sử dụng bọc võng tẩm hóa chất là 0,8 c/g/ng và ở nhà rẫy khơng có sử dụng bọc võng tẩm hóa chất là 1,2 c/g/ng. Như vậy, biện pháp sử dụng bọc võng tẩm hóa chất ảnh hưởng khơng lớn đến mật độ muỗi An. dirus trong khu vực nhà rẫy. Tuy nhiên, tác động của biện pháp này có thể làm hạn chế muỗi đốt người [54].

Nghiên cứu sử dụng màn Permanet 2.0 PCSR được tiến hành trong hai thôn của xã Khánh Phú – huyện Khánh Vĩnh trong thời gian hơn một năm. Thôn Sơn Thành dùng màn Permanet 2.0 và thôn Giang Mương sử dụng màn tẩm ICON 2,5 CS. Kết quả cho thấy, hiệu quả bảo vệ của màn Permanet 2.0 không khác so với màn tẩm hóa chất bình thường. Tuy nhiên, màn Permanet 2.0 có thời gian tồn lưu tốt hơn màn thường rất nhiều (> 12 tháng), màn tẩm ICON thực tế chỉ cho thời gian tồn lưu 2 – 3 tháng [50].

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong nhà bẫy để đánh giá hiệu lực màn Permanet 2.0 được tiến hành ở một địa phương ở Benin có muỗiAn. gambiae

nhạy cảm với pyrethroid. Các loại màn thử nghiệm bao gồm: màn Permanet 2.0 không giặt, đã giặt 10 lần và 20 lần; màn tẩm deltametthrin liều 25 mg hoạt chất/m2 theo cách thông thường và màn khơng tẩm hóa chất làm đối chứng. Màn Permanet 2.0 không giặt và đã giặt làm giảm tỷ lệ muỗi An. gambiae s.l. vào nhà từ 25 – 28 %, tỷ lệ này thấp hơn có ý nghĩa so với màn

tẩm deltamethrin thông thường (54 %). Tỷ lệ muỗi bay ra khỏi nhà đối chứng là 21 % và tỷ lệ này thấp hơn có ý nghĩa so với các nhà bẫy sử dụng màn có hóa chất, trừ nhà bẫy sử dụng màn permanet 2,0 đã giặt 20 lần. Tỷ lệ muỗi chết cao ở tất cả các nhà bẫy sử dụng màn có hóa chất (> 60 %) và thấp ở nhà bẫy đối chứng (23 %). Hiệu lực ngăn cản muỗi vào nhà khác nhau có ý nghĩa giữa màn có hóa chất so với màn đối chứng. Tỷ lệ muỗi chết ở nhà bẫy sử dụng màn Permanet 2.0 giảm khi số lần giặt màn tăng lên [99].

Nghiên cứu sử dụng màn Permanet 2.0 tại Uganda cho biết tỷ lệ muỗi chết 74 % sau 2 năm sử dụng ở các hộ dân nơng thơn [130].

Tuy nhiên màn tẩm hóa chất thơng thường cịn có những nhược điểm như phải tẩm lại, do đó các Nhà sản xuất màn đã cho ra loại màn tồn lưu lâu, giữ được hiệu lực tồn lưu sau nhiều lần giặt. Theo Dabire và CS (2006), nghiên cứu tại nam Burkina thuộc Tây Phi cho biết, tỷ lệ muỗi vào nhà ở nhà đối chứng cao hơn mười lần so với nhà có sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu, những nhà này tỷ lệ muỗi chết là 36 % trong khi đó nhà đối chứng là 0 % [150].

Kết quả nghiên cứu võng gắn màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu có hiệu quả phịng chống muỗi An. minimus trong rừng Pailin và Pusat của Campuchia. Hiện màn sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Phi, Thái Lan, Lào và Campuchia. Một trong số những công cụ và giải pháp của niềm hy vọng tiêu diệt bệnh SR trên tồn cầu là cấp miễn phí màn tồn lưu lâu cho toàn bộ cho người dân trong vùng nguy cơ SR [100].

Tại Brazil, sử dụng rèm tẩm deltamethrin (25 mg hoạt chất/m2) bao bọc xung quanh lán của thợ khai thác mỏ có hiệu lực xua muỗi kéo dài tới 120 ngày (Cavalcante, 1996) [109]. Một nghiên cứu khác cũng tại Brazil cho thấy, sau một năm sử dụng rèm tẩm deltamethrin treo xung quanh lán, tỷ lệ mắc mới SR ở thợ mỏ giảm từ 40 % xuống còn 4 % [173].

Nghiên cứu được tiến hành tại trạm Yakoffikro trong trung tâm Côte d'Ivoire, muỗi An. gambiae đã kháng với nhóm pyrethroid nhưng có thể sử dụng màn Permanet 2.0 có hiệu quả xua và diệt muỗi An. gambiae tại điểm nghiên cứu [104].

Theo kết quả nghiên cứu của Yadav và CS (2001), cho thấy sử dụng màn tẩm hóa chất với deltamethrin liều 25 mg/m2 sẽ làm giảm tỷ lệ mắc SR 34,9% và ngăn cản muỗiAn. culicifacies đốt người, trong khi đó ở đối chứng thì tỷ lệ bệnh SR chỉ giảm 8,9 % [174].

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)