Hành vi phòng chống sốt rét của đối tượng đi rừng ngủ rẫy

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 115 - 116)

X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)

4.1.7. Hành vi phòng chống sốt rét của đối tượng đi rừng ngủ rẫy

Đối với những người đi rừng, ngủ rẫy theo hướng dẫn và khuyến cáo của chương trình quốc gia PCSR thì phải sử dụng các biện pháp cá nhân tự bảo vệ như mang theo màn tẩm hóa chất, mang theo thuốc SR tự điều trị. Tuy nhiên, việc phòng chống muỗi đốt của người đi rừng ngủ rẫy ít được chú ý hoặc thậm chí họ khơng sử dụng bất kỳ biện pháp phịng chống muỗi đốt nào. Kết quả nghiên cứu bảng 3.16 đã phản ánh được vần đề này: 12,7% khơng biết phải áp dụng biện pháp phịng chống muỗi đốt nào và tỷ lệ mang theo màn để ngủ, mang theo thuốc SR khi đi rừng, ngủ rẫy còn thấp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2012), cho chúng ta thấy rõ hơn việc áp dụng các biện pháp phòng chống vector hiện nay của những người đi rừng, ngủ rẫy: Ở Chư Mom Rây, khi đi vào rừng, rẫy, người dân đa số khơng có biện pháp gì để PCSR (52,5%), một số mang theo màn (24,8%) và một số mang theo thuốc SR (17,8%). Còn ở Kon Ka Kinh và Easo tỷ lệ người dân mang theo màn khi đi vào trong rừng, rẫy (41,7% và 47%). Tuy nhiên, vẫn cịn có một tỷ lệ người dân khơng làm gì để PCSR: Kon Ka Kinh là 27,8% và Easo là 19% [54].

Đây là vấn đề khó khăn trong việc lựa chọn áp dụng biện pháp phịng chống vector thích hợp, việc họ khơng mang theo màn khi đi rừng ngủ rẫy có nhiều lý do họ trả lời khác nhau như nhà rẫy diện tích nhỏ khơng đủ để treo màn ngủ, màn lại thiếu (màn rách) nên chỉ để lại ở nhà treo để ngủ (Bảng 3.17).

Theo kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Hoàng (2004) tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên thì một trong những nguyên nhân SR gia tăng là tỷ lệ người dân đi rừng ngủ rẫy thiếu màn nằm PCSR (65,24 %) [26].

Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vector SR tại khu vực nhà rẫy, đánh giá nguy cơ lan truyền SR và thực trạng mắc SR của đối tượng đi rừng, ngủ rẫy. Trên cơ sở đề xuất biện pháp phịng chống vector SR thích hợp cho đối tượng đi rừng, ngủ rẫy như hỗ trợ màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu, sử dụng kem xua muỗi Soffell có chứa hoạt chất DEET.

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)