Thành phần loài và mật độ muỗi Anopheles bắt được ở đối chứng và thử nghiệm

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 116 - 118)

X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)

4.2.1. Thành phần loài và mật độ muỗi Anopheles bắt được ở đối chứng và thử nghiệm

và thử nghiệm

Tại địa điểm nghiên cứu qua điều tra thu thập chủ yếu An. diruslà vector truyền bệnh SR chính chiếm mật độ cao với tỷ lệ mật độ là 85,25% (39,29 c/g/ng/46,09 c/g/ng) trong tổng số mật độ cá thể muỗi bắt được, khơng bắt được vector truyền bệnh SR chính An. minimus (Hình 3.7). Điều này có thể lý giải do tại địa điểm bắt muỗi là khu vực nhà rẫy nằm trong rừng, là khu đất có diện tích bị người dân khai phá để trồng bắp, lúa, mè, được bao bọc xung quanh là rừng tự nhiên, thảm thực vật cịn ngun vẹn và có nhiều con suối gần đó. Sinh cảnh này thích hợp cho sự phát triển của An. dirusvà sẽ tạo ra sự lan truyền SR rất lớn tại khu vực này nếu như khơng có biện pháp PCSR thích hợp. Nghiên cứu ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho thấy, An. minimus

phân bố rộng từ vùng gần rừng, phát tán ra vùng savan cỏ bụi, vector này có ưu thế ở vùng gần rừng, mật độ giảm ở vùng rừng và rừng rậm [61].

Tùy theo điều kiện địa lý, sinh cảnh, thời gian v.v.. mà số lượng và thành phần loài muỗi Anopheles khác nhau; cụ thể là tại khu vực sinh cảnh trong rừng quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước bắt được hai lồi vector truyền bệnh SR chính là An. dirus (98,5 %) và An. minimus (1,53 %) trong tổng số muỗi bắt được và không bắt được An. maculatus [82]. Tại khu vực nhà rẫy

của xã Ea Sơ (huyện Ea Kar, tỉnh ĐăcLăk) ngồi sự có mặt của hai lồi vector truyền bệnh SR chính là An. dirus (mật độ 0,25 con/người/đêm) và An. minimus (mật độ 0,15 con/người/đêm), cịn bắt được các lồi đã được xác định là vector SR phụ làAn. aconitusAn. maculatus[70].

Kết quả nghiên cứu bảng 3.25 cho thấy, số cá thể An. dirus thu thập ở thử nghiệm có sử dụng kem xua là 54 cá thể (9,64%) thấp hơn rất nhiều so với số cá thểAn. dirusthu thập ở đối chứng khơng có sử dụng kem xua (506 cá thể, chiếm tỷ lệ 90,36%) và và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ron và Nguyễn Tuyên Quang tại xã Khánh Phú (2005), số cá thể An. dirus bắt được ở lô thử nghiệm (sử dụng kem xua) là 113 cá thể thấp hơn nhiều so với đối chứng (khơng có kem xua) là 498 cá thể [52].

Mặt khác, kết quả nghiên cứu (Hình 3.7) cho thấy, mật độ muỗi An. maculatus bắt được ở thử nghiệm thấp hơn so với đối chứng (5,4 c/g/ng so với 1,17 c/g/ng) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Điều này có thể cho rằng, hiệu lực xua và diệt muỗi của màn Permanet 2.0 và kem xua Soffell có tác dụng đối với muỗi An. dirusAn. maculatus.

Ở Việt Nam, không chỉ dùng màn permanet 2.0 và kem xua Soffell phòng chống muỗi truyền sốt rét có hiệu quả mà bọc võng permanet 2.0 cũng có hiệu quả giảm mật độ An. minimusAn. dirus. Kết quả nghiên cứu của

Lê Xuân Hùng (2008) cho thấy, sau can thiệp An. minimustrong nhà ở nhóm được cấp bọc võng Permanet 2.0 từ 0,06 con/người/đêm (2005) giảm xuống cịn 0,03 con/người/đêm (2007). An. dirustrong nhà nhóm được cấp bọc võng 0,06 con/người/đêm (2005), không bắt được (2007) [34].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuyên Quang và CS (2005), trong những khu vực mà màn tẩm hóa chất đã được phổ biến, biện pháp kem xua (Soffell có chứa 15% hoạt chất DEET), sẽ giúp làm giảm quan hệ người – muỗi trong thời gian trước khi đi ngủ (giảm trên 80% số lượngAn. dirusđốt người) [52].

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 116 - 118)