Muỗi Anopheles tại Bình Thuận (1991 – 2010)

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 101 - 102)

X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)

4.1.2.Muỗi Anopheles tại Bình Thuận (1991 – 2010)

Qua kết quả nghiên cứu điều tra mật độ muỗiAn. dirus tại khu vực nhà rẫy của hai xã Phan Sơn và Phan Tiến rất cao, phương pháp MNTN: 0,51 c/g/ng, MNNN: 0,97 c/g/ng (Bảng 3.5).

Qua kết quả điều tra cho thấy, An. diruschủ yếu có mặt ở vùng V (vùng SRLH nặng) là vùng rừng núi với 2.093 cá thể bắt được (Bảng 3.3). Theo một số tác giả nghiên cứu cho rằng, An. dirus được coi là loài có phân bố gắn liền với rừng, ưa đốt máu người, trú đậu tiêu máu ngoài nhà [54], [61]. Nghiên cứu vai trò truyền bệnh SR trong rừng sâu của An. dirus có số lượng đốt người cao nhất (> 95% trên tổng số loài) và mật độ đốt người trung bình năm của An. dirus trong các khu rừng tại xã Khánh Phú, Khánh Hòa là 8,3 con/người/đêm (Nguyễn Sơn Hải và CS, 2003) [19]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2012) cho thấy, tại các khu vườn quốc gia như ở Chư Mom Rây – tỉnh Kom Tum mật độAn. dirus đốt người ở gần rừng (0,05 c/g/ng) cao gấp 5 lần so với ở xa rừng (0,01 c/g/ng), ở Kon Ka Kinh – tỉnh Gia Lai mật độ An. dirus đốt người ở gần rừng (0,13 c/g/ng) cao gấp 4 lần so với ở xa rừng (0,03 c/g/ng) [54]. Kết quả bảng 3.3 cho thấy, qua điều tra loài muỗi An. minimus chủ yếu ở vùng III (2.300 cá thể, chiếm tỷ lệ 28,84%) là vùng có sinh địa cảnh là savan cỏ bụi. Chiếm số lượng lớn cá thểAn. minmus

điều tra trong nghiên cứu này là ở vùng ven biển, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, sinh cảnh tại khu vực này là các vườn cây ăn trái, trảng cỏ savan, cây bụi, nhiều đồi cát, có các mạch nước trong chảy chậm từ đồi cát ra các mương nước và các ao là điều kiện thích hợp cho sự phát triển của bọ gậy An. minimus phát triển quanh năm. Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có và CS

(2011) [61], nghiên cứu ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho thấy, An. minimus phân bố rộng từ vùng gần rừng, phát tán ra vùng savan cỏ bụi, vector này có ưu thế ở vùng gần rừng, mật độ giảm ở vùng rừng và rừng rậm.

Phương pháp bẫy đèn thu thập tổng mật độ trung bình muỗi An. dirus

An. minimus ở trong nhà cao hơn bẫy đèn ngoài nhà (Bảng 3.4). Có thể giải thích rằng, khi bẫy đèn đặt trong nhà, nguồn ánh sáng tập trung hơn so với bẫy đèn đặt ngoài nhà, nên thu hút muỗi vào đèn nhiều hơn; vì vậy, phương pháp này không phản ảnh chính xác tính ưa thích hoạt động ban đêm trong nhà hay ngoài nhà. Tập tính hoạt động tìm mồi đốt máu trong đêm của An. dirusAn. minimus được đánh giá chính xác hơn thông qua phương pháp MNTN và MNNN. Kết quả bảng 3.4 cho thấy, tổng mật độ trung bình củaAn. dirus đốt người trong nhà cao hơn 3,35 lần so mật độ đốt người ngoài nhà. Tổng mật độ trung bình của An. minimusđốt người trong nhà cao hơn 3,4 lần so mật độ đốt người ngoài nhà. Điều này cho thấy loài muỗi An. dirusAn. minimus có tập tính vào nhà tìm mồi đốt máu trong đêm. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Khánh Thuận và CS (2001) cho thấy, tại xã Iako, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai bẫy đèn trong nhà thu thập 190 cá thểAn. minimus, 10 cá thể An. dirus và bẫy đèn ngoài nhà thu thập 13 cá thểAn. minimus, 2 cá thể An. dirus.

Mồi người trong nhà thu thập số lượng cá thể An. minimus (88 cá thể) và An. dirus (19 cá thể) cao hơn mồi người ngoài nhà (27 cá thể An. minimus, 6 cá

thểAn. dirus) [61]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2012),

tại khu vực nhà rẫy thuộc xã Easo, tỉnh Đắc Lắk, cho thấy mật độ An. dirus

điều tra bằng MNTN (0,68 con/giờ/người) cao gấp 1,5 lần ở ngoài nhà (0,43 con/giờ/người) [54].

Một phần của tài liệu Ðánh giá tình hình sốt rét tại tỉnh bình thuận (1991 – 2010) và nghiên cứu sử dụng kem xua soffell kết hợp với màn permanet 2 0 tại một số điểm sốt rét lưu hành nặng (Trang 101 - 102)