X 100 100 – Tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng (%)
4.2.2. Kết quả mổ muỗi An.dirus tìm ký sinh trùng sốt rét và tính tỷ lệ muổi đẻ
muổi đẻ
Bảng 3.20 cho thấy, chúng tôi đã mổ 125 con An. dirus ở lô đối chứng và 34 con An. dirus ở lô thử nghiệm đều chưa phát hiện được muỗi nhiễm thoa trùng (sporozites) ở tuyến nước bọt và Oocyste ở dạ dày. Đã phân tích 226 mẫu muỗi An. dirus bằng kỹ thuật ELISA, tỷ lệ nhiễm thoa trùng của muỗi là bằng chứng quan trọng nhất định khả năng truyền bệnh của một vector. Tuy nhiên, kết quả không xác định thấy sự có mặt của KSTSR trong muỗi. Việc chưa phát hiện được muỗi nhiễm KSTSR, có thể là do số lượng muỗi còn ít hoặc thời điểm thu thập muỗi và gửi đi phân tích không đúng vào mùa truyền bệnh của An. dirus. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ
KSTSR giảm thấp, nên việc mổ muỗi phát hiện nhiễm KSTSR rất ít khi có kết quả dương tính. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Hương (2012), thu thập 156 cá thể An. dirus tại xã Phan Tiến thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận để phân tích tỷ lệ nhiễm KSTSR bằng kỹ thuật ELISA kết quả có 02 cá thể dương tính (1,28%) [37].
Tỷ lệ muỗi đã đẻ ở đối chứng và thử nghiệm chiếm tỷ lệ cao (67,0 % và 64,7 %). Tỷ lệ muỗi đã đẻ cao sẽ có nguy cơ lan truyền SR cao, vì KSTSR tồn tại và phát triển được trong cơ thể muỗi (Bảng 3.20). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn và CS, (2003) cho thấy, loài muỗiAn. dirus có tập tính ưa đốt người, tuổi thọ dài, tầm phát tán xa và chúng có vai trò rất lớn trong việc phát tán giao bào (gametocyse), mật độ đốt người trung bình năm củaAn. dirus trong các khu rừng của xã Khánh Phú là 8,3 con/người/đêm (từ 0 – 54 con/người/đêm), tỷ lệ thoa trùng trung bình năm của An. dirus là 1,7 % (dao động hàng tháng từ 0 – 6,5 %), tỷ lệ này tăng lên rất rõ trong những người dân địa phương đi vào rừng, rẫy và ngủ lại. Trong số những người dân địa phương (có miễn dịch cao) bị muỗi An. dirus mang thoa trùng đốt trong rừng, 40 % những người này đã thấy KSTSR trong máu sau khoảng thời gian từ 7 – 15 ngày [86]. So với kết quả nghiên cứu của Lê Khánh Thuận và CS (2001), cho thấy tại điểm Khánh Phú, tỷ lệ muỗi An. dirus đã đẻ là 63,48 %. Tại điểm
Vân Canh, Bình Định từ tháng 9, 10, 11 tỷ lệ muỗi An. dirus đã đẻ là 75,48 % [61].
Nghiên cứu của Nguyễn Tuyên Quang (2001), tỉ lệ muỗi đẻ tại các điểm nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các biện pháp phun, tẩm: tại điểm đối chứng là 51,06 %; tại điểm phun là 36 % và điểm tẩm màn là 34,02 %; giữa điểm đối chứng và điểm can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hóa chất phun hay tẩm màn làm chết một số muỗi Anopheles khi chúng tiếp xúc, do đó trong các quần thểAnopheles tỉ lệ muỗi non chiếm đa số [51].
Kết quả ELISA muỗi An. minimus thu thập từ 2001 – 2003 ở Trà My, tỉnh Quảng Nam nhiễm thoa trùng là 2,86%, ở Chư Sê, tỉnh Gia Lai là 1,15% [12].
Theo nghiên cứu của Hồ Đình Trung và CS (2009), tại tỉnh Ninh Thuận, tỷ lệ nhiễm KSTSR của An. dirus ở trong rừng, rẫy và bìa rừng đều là 1,32 % [72].
Kết quả nghiên cứu của Ron và Nguyễn Tuyên Quang tại xã Khánh Phú (2005), tỷ lệ muỗi đã đẻ ở đối chứng và thử nghiệm (kem xua Soffell) tương đương nhau (71,1 % và 73,4 %). Xác định tỷ lệ muỗi nhiễm thoa trùng và Oocyste ở đối chứng (0,94 % và 0,47 %), còn ở thử nghiệm (sử dụng kem xua) thì không phát hiện thoa trùng và Oocyste [52].