Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 27)

Chính trị "theo nghĩa chung nhất đó là quan điểm, thái độ của các giai cấp trong xã hội, phản ánh nhu cầu, địa vị, lợi ích của giai cấp mình trong xã hội và các giai cấp khác cùng tồn tại"16. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ qua lại giữa các tầng lớp, giai cấp, dân tộc trong

15 [Xem 42, 49]

hoạt động của nhà nước. Chính trị gắn chặt với lợi ích kinh tế. Pháp luật muốn phản ảnh kinh tế, tác động đến kinh tế phải tiếp thu các yếu tố chính trị. Mối liên hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện tập trung trong mối liên hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước. Đường lối cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật. Pháp luật làm cho đường lối, chính sách của đảng thành ý chí chung, ý chí của nhà nước. Đương nhiên, trong khi thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, pháp luật còn chịu ảnh hưởng nhất định của đường lối chính trị của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Đường lối cầm quyền ôn hòa, dân chủ thì dù trong chế độ chiếm hữu nô lệ, pháp luật cũng có thể mang tính tiến bộ và dân chủ. Trong nhà nước Aten thời Hy Lạp cổ đại, hoạt động lập pháp thời Pêriclet (cuối thế kỷ thứ V TCN) được tiến hành bởi Hội nghị Công dân (với sự tham gia của tất cả công dân Aten17. Hình thức này tuy mang tính chất dân chủ hạn chế (dân chủ chủ nô) nhưng những hạt nhân dân chủ hợp lí và hết sức tiến bộ của nó là không thể phủ nhận cho đến tận ngày nay. Trái lại, đường lối cầm quyền chuyên chế, độc tài thì ngay trong thời kỳ hiện đại của thế kỷ XX, ở một nước có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao ngay giữa lòng Châu Âu, pháp luật cũng trở nên độc tài, phản động như nước Đức Quốc xã dưới thời Hitle.

Yếu tố chính trị - pháp luật thể hiện tập trung ở các lợi ích cơ bản nhất của nhóm, tầng lớp xã hội, của các giai cấp và của xã hội nói chung. Được hình thành dưới sự tác động của những diễn biến các quan hệ xã hội - kinh tế, dân tộc, lứa tuổi - giới tính và các quan hệ xã hội khác trong xã hội. Yếu tố đó phản ánh hoạt động của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, của các tổ chức nghề nghiệp, của công dân trong hoạt động lập pháp, làm sáng tỏ vai trò của thực tiễn chính trị - xã hội trong sự phát triển và hoàn thiện pháp luật.

17 [23, tr.59]

ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Sự tham gia càng rộng rãi của nhân dân, của các giới, nhóm khác nhau trong xã hội vào hoạt động lập pháp ở một quốc gia càng thể hiện tính dân chủ rộng rãi trong quốc gia đó. Bởi chỉ khi có điều kiện tham gia, đóng góp tiếng nói của mình vào hoạt động lập pháp thì mỗi chủ thể mới có cơ hội để bày tỏ chính kiến, các quan điểm và bảo vệ lợi ích của mình. ở các nước, sự hoạt động, phát triển của các tổ chức, hội, hiệp hội dân sự góp phần không nhỏ trong việc làm cho hoạt động lập pháp của quốc gia trở nên công bằng, khách quan hơn, đảm bảo tốt hơn lợi ích của các công dân, lợi ích chung của xã hội.

Đằng sau việc ban hành một đạo luật là sự ẩn chứa những lợi ích khác nhau trong xã hội. Các lợi ích (bắt nguồn từ lợi ích kinh tế) luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lập pháp và được coi là yếu tố có tính định hướng quan trọng. Trong thế giới hiện đại ngày nay, từng động thái trên chính trường đều ảnh hưởng đến đường lối, chính sách của quốc gia và từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp ở nước đó. Mỗi đảng phái khi vận động tranh cử đều đưa ra một chiến lược tranh cử làm "vũ khí" chống lại đối thủ của mình, nhằm thu hút lá phiếu cử tri, và đồng thời cũng là một cam kết về đường lối chính sách cầm quyền nhất quán của đảng đó nếu trúng cử. ở một số nước, đó có thể là những cam kết về giảm lượng người nhập cư, giải quyết thất nghiệp, cho phép (hay không) nạo phá thai, kết hôn đồng giới, cái chết nhân đạo v.v…

Ngược lại, hoạt động lập pháp cũng là một công cụ đắc lực để phục vụ lợi ích chính trị, cụ thể là lợi ích của thế lực chính trị nắm quyền. Những diễn biến quyền lực ở Thái Lan năm 2007 là một ví dụ điển hình cho vấn đề này. Sau khi đảo chính bằng quân sự và lật đổ, giải tán đảng Thai Rak Thai của Thủ tướng Thaksỉn đương nhiệm lúc đó, giới quân sự tiến hành đảo chính và

đảng cầm quyền đã tiến hành soạn thảo một Hiến pháp mới với những nội dung có lợi cho Đảng cầm quyền và ngăn chặn khả năng tái lập của Đảng Thai Rak Thai. Bản Hiến pháp này sẽ là cơ sở pháp lý cho những thay đổi mới về các vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước trong đó có hoạt động lập pháp ở Thái Lan. Đương nhiên, bản Hiến pháp mới ở Thái Lan phải được sự công nhận không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế, và nó chỉ có thể đạt được yêu cầu đó khi được đem ra trưng cầu dân ý và được toàn dân phúc quyết.

Điều này cũng cho thấy, trong thời đại dân chủ ngày nay, bất cứ một hoạt động chính trị hay hoạt động lập pháp nào cũng buộc phải bảo đảm đáp ứng, hoặc tôn trọng tối đa lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm những tiêu chí tối thiểu về dân chủ của xã hội..

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)