Các nước, sáng kiến lập pháp chỉ liên quan đến việc trình dự án luật và kiến nghị về luật mà không có hình thức trình dự án pháp lệnh và kiến nghị về pháp lệnh PTH.

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 55)

hình thức trình dự án pháp lệnh và kiến nghị về pháp lệnh - PTH.

48 [39a, tr.17 ] 49 [39, tr.17] 49 [39, tr.17]

a) Đề xuất kiến nghị (hiện có 15 chủ thể có quyền đưa ra sáng kiến lập pháp50);

b) Lập dự kiến chương trình: Chính phủ soạn thảo dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của mình và trình UBTVQH; đồng thời nêu ý kiên của mình về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, ĐB QH và kiến nghị về luật, pháp lệnh của ĐB QH;

c) Thẩm tra dự kiến chương trình: UB pháp luật của QH chủ trì và phối hợp với Hội đồng dân tộc và UB khác của QH để thẩm tra dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, của các tổ chức, ĐB QH, kiến nghị về luật, pháp lệnh của ĐB QH (Điều 22, khoản 3, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật);

d) Lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Căn cứ vào dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, của các tổ chức, ĐB QH, kiến nghị về luật, pháp lệnh của ĐB QH, ý kiến thẩm tra của UB pháp luật, UBTVQH lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình QH quyết định (Điều 87 Hiến pháp 1992);

e) Quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Khi xét thấy cần thiết, QH có thể điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

2.2.1.2. Soạn thảo và thẩm tra, cho ý kiến

Soạn thảo

Căn cứ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ QH, cơ quan, tổ chức có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

50 Xem phân tích ở phần 2.1.1.2.

Đối với các dự án luật do UBTVQH trình thì UBTVQH đã thành lập các Ban soạn thảo. Giúp việc cho các Ban soạn thảo có Tổ biên tập gồm chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn của các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm soạn thảo, biên soạn dự án luật, pháp lệnh.

Thẩm tra và cho ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh

Chậm nhất 30 ngày trước khi khai mạc kỳ họp QH và 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp của UBTVQH, cơ quan, tổ chức, ĐB QH trình dự án phải gửi tờ trình, dự án luật, pháp lệnh tới cơ quan thẩm tra.

Dự án luật, pháp lệnh trước khi trình QH, UBTVQH phải được Hội đồng dân tộc, các UB của QH thẩm tra. Trong trường hợp UBTVQH trình dự án luật thì QH quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập UB lâm thời để thẩm tra dự án luật đó. Đối với dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, các UB của QH trình thì UBTVQH quyết định cơ quan thẩm tra.

Hội đồng dân tộc, các UB của QH thẩm tra tất cả các vấn đề thuộc nội dung của dự án, kể cả việc thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tập trung vào những điểm như tính cấp thiết của dự luật; đối tượng, phạm điều chỉnh; mức độ phù hợp của nội dung dự án đối với đường lối của Đảng; vấn đề tuân thủ trình tự soạn thảo và tính khả thi của dự án.

Dự án luật, pháp lệnh có thể được thẩm tra một lần hoặc nhiều lần; có thể được thẩm tra sơ bộ trước khi thẩm tra chính thức. Kết quả thẩm tra của công đoạn thẩm tra được phản ánh trong báo cáo thẩm tra.

Chậm nhất là 7 ngày trước khi bắt đầu phiên họp của UBTVQH, tờ trình dự án luật, tài liệu có liên quan, báo cáo thẩm tra phải được các cơ quan gửi tới UBTVQH.

UBTVQH có thể xem xét nhiều lần hoặc nhiều lần đối với dự án luật. ý kiến của UBTVQH sẽ được cơ quan, tổ chức, ĐB QH trình dự án nghiên cứu, tiếp thu và tổ chức chỉnh lý. Trong trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của

UBTVQH thì các chủ thể trình dự án có trách nhiệm báo cáo để QH xem xét, quyết định.

2.2.1.3. Thảo luận và thông qua dự án luật, pháp lệnh

Theo Điều 45, 45a và 45b Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002, dự án luật có thể được xem xét tại một hoặc hai kỳ họp QH. Trường hợp dự án luật được xem xét tại hai kỳ họp thì ở kỳ họp thứ nhất, QH thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. UBTVQH chỉ đạo Đoàn thư ký kỳ họp tổng hợp ý kiến của ĐB QH và chuẩn bị những nội dung cơ bản của dự án luật để trình QH biểu quyết làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Trong thời gian giữa hai kỳ họp QH, UBTVQH chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, UB pháp luật, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan căn cứ vào ý kiến của ĐB QH để chỉnh lý dự thảo luật.

Tại kỳ họp thứ hai, UBTVQH báo cáo QH về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. QH nghe đọc dự thảo luật đã được chỉnh lý; thảo luận, biểu quyết thông qua một số nội dung còn có ý kiến khác nhau và biểu quyết thông qua dự thảo luật.

Trong trường hợp dự án luật chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại kỳ họp tiếp theo do QH quyết định theo đề nghị của UBTVQH.

Quy trình UBTVQH xem xét, thông qua dự án pháp lệnh cũng tương tự như dự án luật. Dự án pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBTVQH biểu quyết tán thành. Trong trường hợp dự án luật, pháp lệnh chưa được thông qua hoặc mới được thông qua một phần thì việc xem xét, thông qua tại phiên họp tiếp theo do UBTVQH quyết định theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra. Sau khi đã được UBTVQH thông qua, các dự án pháp lệnh có thể được Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại. Trường hợp pháp lệnh

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta (Trang 55)